| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tặng quà tết, cá giống cho người dân vùng lũ

Thứ Hai 11/01/2021 , 18:46 (GMT+7)

Nhân dịp tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến tặng quà tết và cá giống cho người dân ở vùng lũ tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao quà cho người dân xã Hải Dương. Ảnh: Tiến Thành.

 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao quà cho người dân xã Hải Dương. Ảnh: Tiến Thành.

Chiều 11/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trao hỗ trợ 100 phần quà (gồm 1.000.000 đồng tiền mặt và túi quà trị giá 150.000 nghìn đồng) đến 100 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách bị thiệt hại do thiên tai tại xã Hải Dương, TX. Hương Trà (Thừa Thiên - Huế).

Năm 2020, cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động bởi dịch COVID-19, cùng với những đợt thiên tai diễn ra dồn dập và khốc liệt cuối năm qua ở miền Trung. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế gánh chịu hậu quả nặng nề với 49 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất lên tới trên 2.200 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đánh giá cao sự vượt khăn do tác động bởi dịch bệnh và những đợt thiên tai diễn ra dồn dập cuối năm vừa qua của chính quyền và người dân địa phương. Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn người dân xã Hải Dương tiếp tục phát huy tốt nghề nuôi trồng trên phá Tam Giang, thực hiện tốt tái cơ cấu sản vụ đông xuân 2020-2021.

“Trong nhiều năm qua xã Hải Dương là vùng ven biển ở Thừa Thiên - Huế đã phải chịu nhiều đợt thiên khốc liệt, đặc biệt trận lũ 1999 và đợt thiên tai vừa qua. Việc nêu cao cảnh giác, không để thiệt hại về người, là kinh nghiệm quý giá ở vùng thường xuyên phải chịu thiên tai như Hải Dương. Tôi mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục vượt khó, tập trung tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển đi lên, xứng đáng địa danh vùng truyền thống của cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Thay mặt chính quyền địa phương, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã gửi lời cảm ơn sâu sắc những quan tâm kịp thời của của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong việc giúp người dân phục hồi sản xuất. 

Đồng thời ông Thọ cũng mong muốn thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, đặc biệt là Bộ NN-PTNT để tỉnh có một nền nông nghiệp bền vững, để sản phẩm OCOP của Thừa Thiên - Huế trở thành những sản phẩm chủ lực của tỉnh. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trao tặng 2 vạn cá giống cho ngư dân xã Hải Dương sinh sống bên tại đầm phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trao tặng 2 vạn cá giống cho ngư dân xã Hải Dương sinh sống bên tại đầm phá Tam Giang. Ảnh: Tiến Thành.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã trao tặng 2 vạn cá giống cho ngư dân xã Hải Dương nuôi trồng ở đầm phá Tam Giang.

Trước đó, Bộ NN-PTNT đã có nhiều hoạt động hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, xây dựng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn điển hình. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các tỉnh miền Trung, trong đó có Thừa Thiên - Huế để tái thiết sau thiên tai.

Đặc biệt, ngay sau đợt thiên tai vào tháng 10-11/2020, Bộ NN-PTNT đã cử các đoàn chuyên gia về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người dân ở Thừa Thiên - Huế cùng với việc hỗ trợ hơn 2.900 tấn lúa giống, 653 tấn ngô giống, 57 tấn hạt rau giống; gần 3.000 con gà, ngan giống. Thủy sản: 140 triệu con giống tôm; 1.500 con cá bố mẹ; 20.000 con cá giống biển.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm