| Hotline: 0983.970.780

Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra việc bán 'chênh lệch' nhà ở xã hội

Thứ Ba 25/04/2023 , 15:22 (GMT+7)

Bộ Xây dựng cho biết sẽ kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó có việc rao bán chênh tại các dự án nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản trong đó có các dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản trong đó có các dự án nhà ở xã hội

Trước thông tin hàng loạt dự án nhà ở xã hội xuất hiện tình trạng rao bán suất ngoại giao, nội bộ với giá chênh hàng trăm triệu đồng, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho biết, hiện điều kiện, thủ tục mua bán nhà ở xã hội đã quy định chặt chẽ và Bộ đã có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố tham mưu các quy định xử phạt hành vi vi phạm.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi mua bán hưởng chênh lệch để đảm bảo thực hiện đúng các quy định về mua bán nhà ở xã hội, không để chính sách về nhà ở xã hội bị lợi dụng.

Từ tháng 6, Bộ Xây dựng sẽ có đợt làm việc không báo trước với các địa phương, tiến hành kiểm tra “nóng” hoạt động kinh doanh bất động sản trong đó có việc rao bán chênh tại các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, bộ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xây dựng tạo nguồn cung mới cho thị trường, ông Hải cho biết.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2023, cả nước có 1 dự án nhà ở xã hội với quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới; 5 dự án với quy mô 1.908 căn đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; 4 dự án với quy mô 934 căn hộ đã hoàn thành xây dựng.

Báo cáo cũng cho biết, 397 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô 453.426 căn, trong đó 152 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô 153.426 căn; 245 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư với quy mô 300.000 căn.

Ngoài ra có 418 dự án đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tiếp tục được triển khai, quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, tổng diện tích khoảng 22,5 triệu m2.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.