| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK-S Lâm Thao cho đậu tương, bí xanh

Thứ Hai 17/08/2015 , 08:48 (GMT+7)

Bón NPK-S Lâm Thao cho đậu tương, bí xanh giúp tăng năng suất, chất lượng.

Cây đậu tương

Đặc điểm sinh lý

Cây đậu tương (còn gọi là đỗ tương, đậu nành, tên khoa học là Glycine max (LMerrill), ở nước ta được chia thành 3 nhóm: Nhóm chín rất sớm thời gian sinh trưởng 60-80 ngày; nhóm chín sớm thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày; nhóm chín trung bình thời gian sinh trưởng hơn 90 ngày.

Cây đậu tương trải qua 5 thời kỳ sinh trưởng và phát triển:

- Thời kỳ nảy mầm và mọc: Tính từ khi hạt hút nước trương lên đến khi xòe lá tử diệp.

- Thời kỳ cây con: Tính từ mọc đến nở hoa đầu tiên, là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.

- Thời kỳ ra hoa: Ra hoa sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng, độ dài ngày.

- Thời kỳ hình thành quả, hạt: Sau hoa nở 5-7 ngày, quả bắt đầu được hình thành. Thời kỳ nở hoa và thời kỳ hình thành quả hạt không có ranh giới rõ ràng, đồng thời có cả nụ, hoa, quả trên cùng 1 cây, trên cùng 1 đốt hoa.

- Thời kỳ chín: Khi hạt hình thành, độ ẩm hạt 90%; trong quá trình tích lũy chất khô và tăng kích thước hạt, lượng nước còn 60-70 %; khi hoàn thành tích lũy chất khô lượng nước còn 30%; trước khi chín 1-2 tuần, độ ẩm hạt còn 15-20 %; khi quả đậu tương chin khô, lá rụng hết, lượng nước trong hạt còn 14-15%.

Thời vụ

Miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ: Vụ đông trồng 20/9-15/10, thu hoạch tháng 12, sử dụng các giống chín sớm AK03, AK05, VX92, AK04...

Vụ đông: Giống chín sớm mật độ 50 - 60 cây/m2; giống chín trung bình mật độ 45 - 50 cây/m2.

Đậu tương có thể được trồng trên nhiều loại đất có thành phần cơ giới khác nhau như đất sét, sét pha thịt, đất thịt, thịt pha cát, đất cát; có thể trồng trên các địa hình khác nhau như ở các vùng đất cao, hạn (trồng lúa thì cao, trồng ngô thì úng, năng suất thấp), vùng đồi thấp, ít dốc, có mưa đều quanh năm, đất có địa hình thấp như đất chuyên trồng 2 vụ lúa; có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất cát thô ven biển, đất bazan bị thoái hoá, đất phèn.

Đậu tương có thể chịu được pH = 4-9, thích hợp nhất pH = 6-7.

+ Vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ: Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông (vùng đất bạc màu); mạ xuân - đậu tương xuân - mạ mùa - đậu tương hè thu.

+ Các tỉnh Nam Trung bộ: Lúa xuân - húa hè - đậu tương thu đông.

+ Vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên: Đậu tương vụ 1 - đậu tương vụ 2 (2 vụ trồng kề nhau trong vụ mưa); ngô vụ 1 - đậu tương vụ 2 (2 vụ trồng kề nhau trong vụ mưa).

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Lúa hè thu - lúa trung mùa - đậu tương xuân hè (vùng ngập nước rút chậm); lúa mùa nổi - đậu tương xuân hè (vùng ngập nước sâu); đậu tương hè thu - đậu tương thu đông (vùng mặn); lúa mùa - đậu tương đông xuân (vùng mặn).

Bón NPK-S Lâm Thao cho đậu tương

* Tính theo một sào Bắc Bộ 360 m2

+ Bón lót: Phân chuồng 200 - 300 kg; NPK-S 5.10.10-7: 10-15 kg

+ Bón thúc: Khi cây có 3 - 5 lá; NPK-S 5.10.10-7: 10 - 15 kg

* Tính cho 1 ha:

+ Bón lót: Phân chuồng 5.500 - 7.000 kg; NPK-S 5.10.10-7: 280 - 400 kg.

+ Bón thúc: Khi cây có 3 - 5 lá; NPK-S 5.10.10-7: 280 - 410 kg.

Cây bí xanh

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng (Benincasa Hispida Cogn) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có tên tiếng Anh là Waxgourd. Bí xanh là cây thân bò, leo có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc, Ấn Độ.

Hạt bí xanh có thể nẩy mầm ở nhiệt độ 10 - 15 độ C, nhưng thích hợp nhất là 25 độ C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) cây bí xanh yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 22 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bí xanh sinh trưởng và phát triển tốt là 25 - 27 độ C. Bí xanh có các chủng loại như bí Trạch, bí Bầu, bí Lông.

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Có thể trồng bí xanh trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa, thịt nhẹ, pH = 6,5 - 8,0. Cây bí xanh yêu cầu độ ẩm đất ở thời kỳ từ cây con đến ra hoa là 65 - 70%, ở thời kỳ ra hoa kết quả là 70 - 80%. Bí xanh chịu úng kém, khi gặp độ ẩm lớn do mưa nhiều hoặc do tưới không hợp lý thì sẽ bị vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Có ba thời vụ: Xuân hè, hè thu và vụ đông sớm. Vụ xuân hè gieo hạt từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Xử lý hạt bằng nước nóng 40 - 45 độ C trong thời gian khoảng từ 2 - 3 giờ đến 10 - 12 giờ; khi hạt nứt nanh thì đêm gieo vào bầu ươm. Khi cây có 1 - 2 lá thật thì đem trồng vào hốc ngoài đồng ruộng. Vụ hè thu gieo trồng từ tháng 4, tháng 5 hoặc sau khi gặt lúa xuân. Vụ đông sớm gieo hạt vào bầu, trồng bầu ra ruộng ngay sau khi gặt lúa mùa vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Làm đất, lên luống cao 20 cm (nếu trồng vụ hè thu hoặc xuân hè muộn có mưa rào nhiều thì lên luống cao 25 - 35 cm, rãnh luống rộng 30 cm), mặt luống rộng 1,2 - 1,3 m (nếu làm giàn). Trồng 2 hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 60 cm, hốc cách hốc 40 - 50 cm. Các hốc phân bố trên luống theo kiểu nanh sấu. Mỗi hốc trồng 1 cây, tương ứng với mật độ 20 - 25 nghìn cây/ha.

Nếu không làm giàn, để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 3,5 m; trồng 2 hàng giữa luống, cách mép luống 15 - 20 cm, hàng cách hàng 2,5 - 3,0 m, hốc cách hốc 40 - 50 cm. Để cho bí xanh bò trên mặt luống và để đỡ quả thì cần có rơm, rạ phủ trên mặt luống. Đào hốc, bón phân lót, trộn đều với đất, phủ lớp đất mỏng lên trên rồi trồng, tưới nước duy trì đủ độ ẩm cho cây con.

Khi thân cây bí bò ra dài 50 cm thì lấp đất lên các vị trí các đốt, cứ cách 1 - 2 đốt lại lấp đất lên 1 đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này sang hốc kia. Sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn, buộc thân cây bí vào giàn bằng lạt mềm hoặc bằng rơm rạ, buộc ở vị trí dưới nách lá.

Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S cho cây bí xanh

Bón phân cho bí xanh vào các thời kỳ sau: Bón lót - trước khi trồng; Bón thúc lần 1 khi cây con có 5 - 7 lá thật; Bón thúc lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa, sau khi cây ra tua, buộc cây vào dàn; Bón thúc lần 3 khi cây hình thành quả.

Lượng phân bón tính trên 1 ha như sau:

- Bón lót: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai ; 420 - 500 kg phân NPK-S: 5.10.3-8

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 280 - 310 kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5

Lượng phân bón tính trên 1 sào Bắc bộ (360 m2) như sau:

- Bón lót: 720 - 900 kg phân chuồng hoai ; 15 - 18 kg phân NPK-S: 5.10.3-8

- Bón thúc 1, 2, 3 mỗi lần bón 10 - 11 kg phân NPK-S: 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10.5

Xem thêm
Quan điểm trái chiều về kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay.

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất