| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK-S *M1 Lâm Thao cho cỏ voi

Thứ Tư 29/10/2014 , 08:10 (GMT+7)

Đất trồng cỏ voi tốt nhất ở loại đất thấp có độ ẩm cao hơn một số cây cỏ trồng khác, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao, pH = 6 - 7 là tốt nhất.

1. Nhóm cỏ voi

Tên khoa học là Penniseyum purpureum sp. gồm có Pennesetum pupureum Kingrass, P.p. selection, P.p. malagasca. Ngoài ra còn gọi theo một số tên khác như cỏ Napier, Gigante (Costa Rica), hay Mfufu (châu Phi).

Cây cỏ voi có nguồn gốc tại Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là Uganda (10 độ vĩ độ Bắc - 20 độ vĩ độ Nam). Cỏ voi được nhập vào Australia năm 1914, Cuba 1917, Brazil 1920, Mỹ 1993…

Ở Việt Nam cỏ voi còn được gọi là cỏ Huế vì lần đầu tiên vào năm 1908 cỏ được đưa từ Huế ra Bắc.

soviet-gioducnetvn5140423364
Bón NPK-S *M1 tăng năng suất cỏ voi

Hiện nay cỏ voi đã được trồng ở nhiều nơi trên cả nước (Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây, Trung tâm Nghiên cứu bò & đồng cỏ Ba Vì, Nông trường bò sữa Đức Trọng, Nông trường bò sữa Phù Đổng… và các hộ nông dân nuôi bò sữa vùng Hà Nội, TP.HCM, miền núi phía Bắc…). Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam.

2. Đặc điểm sinh trưởng

Là loại cỏ trồng lưu niên, thích hợp trên đất ẩm ướt, bìa rừng và các loại đất trồng trọt ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối cao cho cỏ sinh trưởng là 25 - 40 độ C và tối thấp là 15 độ C, tốt nhất là 21 - 28 độ C.

Thân cỏ mọc thẳng đứng, có thể cao từ 1,8 - 3,6 m. Các nhánh luôn mọc hướng về phía trên. Phiến lá rộng 20 - 40 cm và bẹ lá không có lông, mép lá dày và sáng bóng.

Cỏ voi vẫn có thể sinh trưởng tốt trên độ cao 2.000 m so với mặt nước biển. Cỏ sinh trưởng chính vào các tháng mùa mưa khi nhiệt độ và ẩm độ cao.

Cỏ voi cần một lượng nước rất cao và trồng thích hợp ở những vùng có lượng mưa khoảng 1.500 mm. Khi lượng mưa không đạt trên 1.000 mm thì cần thiết phải tưới nước bổ sung cho cây phát triển.

3. Thời vụ trồng

Thời vụ gieo trồng có thể vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4 - 9 trong năm nhưng tốt nhất trồng vào tháng 4, 5, 6 đầu mùa mưa.

4. Làm đất khoảng cách trồng

Cỏ có thể chịu được khô hạn vì có bộ rễ khỏe và ăn sâu nhưng không chịu được đất có bùn, ngập úng và đất mặn. Đất trồng cỏ voi tốt nhất ở loại đất thấp có độ ẩm cao hơn một số cây cỏ trồng khác, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao, pH = 6 - 7 là tốt nhất.

Có thể duy trì tuổi thọ của thảm cỏ voi 5 - 8 năm cho nên việc chuẩn bị đất trồng cỏ cần được quan tâm.

Đất trồng cỏ có thể được cày bừa kỹ bằng máy, cày bằng trâu bò đảo lại 2 lần với độ sâu 20 - 25 cm, tiếp theo là làm tơi và san phẳng mặt ruộng bằng bừa đĩa hoặc bừa thủ công sau rạch hàng để gieo hạt.

Phân bón lót được trộn đều với đất và rải đều trong lòng rãnh hàng trước khi trồng, hom giống được đặt theo lòng rãnh tại độ sâu ít nhất là 15 cm so với bề mặt đất và đầu hom sau đặt kế tiếp vào đuôi của hom trước.

Sau đó lấp kín hom giống bằng một lớp đất dày khoảng 7,5 cm, san phẳng bề mặt rãnh trồng và dần lấp đầy rãnh khi cây sinh trưởng.

5. Bón phân 

+Yêu cầu phân bón cho cỏ voi trồng: Tùy thuộc vào loại đất đai và phương thức trồng thâm canh hay quảng canh mà số lượng phân bón khác nhau.

Cỏ voi có năng suất rất cao 100 - 500 tấn chất xanh/năm, hàm lượng vật chất khô trong 1 kg chất xanh trung bình 18 - 25%, hàm lượng N trong lá 7 - 10%. Cỏ voi phản ứng rất tốt với tỷ lệ N cao đặc biệt năm thứ 3 và năm thứ 4 khi mà hàm lượng nitơ trong đất trồng bị cỏ hút cạn kiệt.

Liều lượng và thời kỳ bón phân NPK-S Lâm Thao cho nhóm cỏ voi như sau:

Loại phân

Bón lót,

Kg

Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg

Bón thúc giai đoạn thu hoạch

Số lần bón/năm

kg/lần

Tính cho 1 ha

Phân chuồng

15.000-30.000

 

 

 

Phân NPK-S*M1 5.10.3-8

300- 400

 

 

 

Phân NPK-S*M1 10.5.5-9

 

250-300

6-8

350-400

Tính cho 1 sào Bắc Bộ 360 m2

Phân chuồng

500-1.100

 

 

 

Phân NPK-S*M1 5.10.3-8

11-15

 

 

 

Phân NPK-S*M1 10.5.5-9

 

9-12

6-8

13-15

Trong khoảng phân bón giới thiệu ở bảng thì tùy điều kiện canh tác mà áp dụng cho thích hợp. Nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp.

Bắt đầu từ thời kỳ thu hoạch, số lần bón và lượng bón tính cho 1 năm cũng được giới thiệu ở bảng.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho nhóm cỏ voi hợp lý để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm