| Hotline: 0983.970.780

Bón phân NPS-S Lâm Thao cho cây dong riềng

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:32 (GMT+7)

Không bón phân chuồng tươi. Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh... phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.

Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng

Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis Ker (còn có tên khác là khoai riềng, khoai đao) thuộc họ Dong riềng (Cannaceae ).

Cây thân thảo mọc đứng, thân rễ bò, mảnh hay nạc. Lá nhiều, to, gân phụ song song, cuống có rãnh. Cụm hoa hình bông, mọc thành chùm ở ngọn, nhiều khi cụm hoa phân nhánh. Hoa không đối xứng, đài 3, hợp bằng nhau; tràng 3, xếp xen kẽ với lá, đính thành ống ngắn ở gốc; bầu hạ, 3 ô, nhiều noãn và nhụy có dạng cánh hoa.

Quả nang, hạt có ngoại nhũ, cây mầm thẳng. Có 1 chi, 50 loài, chủ yếu ở châu Mỹ. Việt Nam có 3 - 4 loài. Một số loài được trồng phổ biến như dong riềng (Canna edulis) lấy củ ăn, làm miến; chuối hoa (Canna indica) trồng làm cảnh.

Cây dong riềng (Canna edulis - tên khác là khoai riềng ) cao 1,2 - 1,5m , thân rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Lá thuôn dài, màu lục tím, gân giữa to, gân phụ song song. Hoa xếp thành cụm ở ngọn cây. Cây tương đối chịu rợp, yếu chịu rét, cho năng suất hơn 20 tấn củ/ha sau 1 năm trong điều kiện thuận lợi. Cây trồng lấy củ ăn hoặc lấy bột chế thành miến tại nhiều vùng ở nước ta.

Dưới đây xin trình bày về một số đặc tính nông sinh học của giống dong riềng DR1 được thu thập tại Hòa Bình, được Bộ NN-PTNT công nhận cho SX thử tại Quyết định số 608/QĐ-CLT ngày 14/12/2010.

Thời gian sinh trưởng ngắn, 250 - 280 ngày. Sinh trưởng, phát triển mạnh, cây cao trung bình 165 - 185 cm, ít đổ, củ nạc, đồng đều, ruột trắng được nông dân ưu chuộng. Năng suất củ tươi 45 - 60 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột 13,4 - 16,4%. Có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá.

Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Trồng từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng trồng tốt nhất là từ ngày 5/2 đến ngày 5/3.

Nếu trồng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hộc khoảng 20 x 20 x 25 cm, đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung dinh dưỡng cho cây.

Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước cần lên luống rộng 140 - 200 cm. Trồng khoảng 40.000 - 50.000 cây. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác, nếu trồng xen với ngô, đậu tương... thì mật độ giảm. Khoảng cách 50 x 45 cm - 50 cm.

Loại phân

Bón lót

Bón thúc lần 1

Sau khi cây mọc 1 tháng

Bón thúc lần 2

Sau trồng 4 tháng

kg/ha

Phân chuồng

 

 

 

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

NPK-S 12.5.10-14

 

 

 

 

Kg/sào Bắc bộ ( 360 m2 )

Phân chuồng

400 – 600

 

 

NPK-S 5.10.3-8

22 - 24

 

 

NPK-S 12.5.10-14

 

22 - 24

22 - 24

Chú ý: Không bón phân chuồng tươi. Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh... phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.

Có thể sử dụng để chế biến tinh bột, ăn tươi hoặc làm thức ăn gia súc, đặc biệt chất lượng củ dong riềng DR1 rất thích hợp cho yêu cầu chế biến công nghiệp.

Trong thời gian qua một số địa bàn đã áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật trên đối với giống dong riềng DR1, đó là Bình Liêu (Quảng Ninh); Lộc Ninh (Bình Phước); Khoái Châu (Hưng Yên); Thanh Thủy (Phú Thọ).

Trồng dong riềng nên sử dụng loại phân bón NPK-S Lâm Thao theo quy trình trên để năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Chúc bà con được lợi nhuận cao trong vụ trồng dong riềng sắp tới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm