| Hotline: 0983.970.780

'Bóng ma' Covid và nạn tự tử ở Nhật Bản

Thứ Năm 17/12/2020 , 06:10 (GMT+7)

Số liệu tháng 10 cho thấy, số người tự tử riêng trong tháng vượt tổng số nạn nhân Covid-19 tính từ đầu năm đến hết tháng đầu quý III/2020, lần lượt là 2.153 - 2.087.

Eriko Kobayashi đã nhiều lần vượt qua khủng hoảng tâm lý, lần này cô vẫn thấy sức nặng tâm lý do đại dịch Covid-19 đem đến. Ảnh: CNN.

Eriko Kobayashi đã nhiều lần vượt qua khủng hoảng tâm lý, lần này cô vẫn thấy sức nặng tâm lý do đại dịch Covid-19 đem đến. Ảnh: CNN.

Đất nước “Mặt trời mọc” đang bước vào mùa đông dữ dội với đỉnh điểm 3.041 người nhiễm SARS-CoV-2 hôm 12/12. Tệ hại hơn là cuộc khủng hoảng kép, song hành với số người chết do Covid-19 là nạn tự tử đã có lúc vượt đại dịch, như trong tháng 10 vừa qua.

Phụ nữ là nhóm người chịu tác động từ sức ép xã hội nhiều nhất. Eriko Kobayashi từng 4 lần tìm đến cái chết. Lần đầu xảy ra khi cô 22 tuổi. Dù làm việc toàn thời gian tại một nhà xuất bản ở Tokyo, nhưng thu nhập của cô không đủ trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm. “Lúc đó tôi nghèo khó thực sự”, Kobayashi kể lại mà vẫn rùng mình vì nhớ đến 3 ngày bất tỉnh trong bệnh viện.

Phụ nữ vẫn là nhóm yếu thế trên thị trường lao động. Tổ chức phi chính phủ CARE tiến hành điều tra với hơn 10.000 người gần đây, ghi nhận được 27% phụ nữ nói họ bị tăng sức ép tinh thần vì đại dịch, ở đàn ông chỉ là 10%.

Nay đã 43 tuổi, Kobayashi có việc ổn định tại một tổ chức phi chính phủ và ra nhiều đầu sách viết về cuộc đấu tranh vượt qua các lần ngã sốc tâm lý của mình. Ấy vậy mà Covid-19 lại giáng thêm cú đòn thần kinh mà cô ngỡ tưởng không bao giờ còn phải trải qua.

“Lương của tôi bị cắt giảm, tôi không còn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Tôi bắt đầu lo việc nghèo khó trở lại”, Kobayashi trông thật thiểu não.

Các chuyên gia y tế Nhật Bản không ngừng cảnh báo đại dịch sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tâm lý thần kinh tại nước này. Mất việc làm trên diện rộng, cách ly xã hội và tâm lý lo lắng cho tương lai là những sức ép tạo thêm áp lực cho người dân.

Số liệu chính thức hồi tháng 10 của chính phủ cho thấy, số người tự tử riêng trong tháng vượt tổng số nạn nhân Covid-19 tính từ đầu năm đến hết tháng đầu quý III/2020, lần lượt là 2.153 - 2.087.

Nhật Bản là một trong số ít các nền kinh tế chủ chốt của thế giới công khai cập nhật các ca tự tử. Ví dụ như Mỹ, số liệu chính thức gần đây nhất mới là năm 2018. Bởi vậy, nhìn từ góc độ xã hội học, số liệu của Nhật Bản có thể giúp không ít nước đánh giá tác động của đại dịch cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch đến sức khỏe tâm thần của người dân, và nhóm dân nào bị ảnh hưởng mạnh nhất.

“Chúng tôi không áp dụng phong tỏa, ảnh hưởng của Covid đến mọi mặt đời sống xã hội cũng không quá căng so với nhiều nước khác, vậy mà nạn tự tử lại tăng và tăng mạnh”, phó giáo sư Michiko Ueda từ Đại học Waseda ở Tokyo nhận xét.

Là một chuyên gia tâm lý có nghiên cứu về tự tử, phó giáo sư Udea dự báo “ở các nước khác không chừng sẽ có tình trạng tương tự, thậm chí còn nhiều hơn số người tìm đến cái chết để tự giải thoát”.

Lâu nay, Nhật Bản là một trong các nước có số vụ tự tử cao nhất thế giới. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong năm 2016, vùng Tây Thái Bình dương có Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bứt hẳn các quốc gia khác. Ở Nhật Bản là 18,5% tính trên 100.000 dân, chỉ xếp sau Hàn Quốc. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ bình quân toàn cầu là 10,6%.

Nguyên nhân tự tử ở Nhật Bản được cho là phức tạp, đan xen, từ làm việc căng thẳng và nhiều giờ, áp lực học hành, sức khỏe, tách biệt xã hội... thường được nhắc đến. Trong 10 năm tính đến năm 2019, tự tử có chiều hướng giảm dần, như năm ngoái có khoảng 20.000 ca và là năm ít nhất kể từ khi Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu thống kê loại số liệu này từ năm 1978.

Nhưng đại dịch Covid-19 có khả năng làm đảo chiều. Phụ nữ dường như bị ảnh hưởng mạnh lần này, dù số tuyệt đối vẫn ít hơn nam giới nhưng lại tăng rõ rệt. Như hồi tháng 10 vừa qua, tốc độ tăng gây sốc, đến 83% so với cùng kỳ năm ngoái (ở nam giới chỉ tăng 22%).

Có nhiều lý do được chỉ ra. Phụ nữ thường chiếm số đông ở nhóm công việc bán thời gian, như dịch vụ khách sạn, nấu ăn, bán lẻ vốn có tỷ lệ sa thải cao nhất mỗi khi tình hình khó khăn. Nhiều người bạn của Kobayashi đã mất việc làm khi Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế. Không mất việc làm thì số giờ làm không được trả lương hay những “việc không tên” bỗng dưng xuất hiệu nhiều.

Akari năm nay 35 tuổi và vẫn giữ được việc làm. Cách đây ít lâu, cậu con trai chưa đến tuổi đi học bỗng dưng ốm và phải nằm viện 6 tuần. Akari vừa phải làm việc như bình thường, vừa phải san sẻ thời gian chăm con và lo ngại nhất là thằng bé có thể bị lây bệnh Covid-19. “Lắm lúc tôi thấy mệt mỏi đến bế tắc, đầu óc lúc nào cũng căng như đây đàn”, Akari nói.

Nhật Bản là thành viên nhóm G7 gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này còn là quốc gia thành viên duy nhất mà tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong giới trẻ độ tuổi 15 - 39. Trước và trong đại dịch Covid-19, tình hình còn trầm trọng hơn. Ozora nói rằng không hiếm lần đường dây nóng của anh nhận được tin báo từ cả trẻ em 5 tuổi. Trường học đóng cửa suốt cả mùa xuân vừa rồi làm học sinh căng thẳng vì bài tập và bí bách do không được gặp bạn bè. Trung tâm Phát triển và Sức khỏe trẻ em quốc gia điều tra trực tuyến với hơn 8.700 hộ gia đình, thu được kết quả là 75% trẻ em trả lợi bị quá tải nhiều mặt do dịch Covid-19 so với trước đó.

Tổng đài trực tuyến Anata no Ibasho do nam sinh Koki Ozora sáng lập khi đại dịch nổ ra. Đường dây nóng hoạt động 24/24h, được các nhà thiện nguyện tư nhân góp vốn, hiện mỗi ngày nhận bình quân 200 cuộc gọi nhờ tư vấn, chủ yếu là phụ nữ. “Họ mất việc làm. Họ vẫn phải nuôi con nhỏ. Họ muốn tìm đến cái chết để giải thoát bế tắc”, Ozora nói. Cao điểm Anata no Ibasho tuyển dụng 600 tình nguyện viên và phân bổ nhân lực chủ yếu cho ca đêm, từ 22h đến 4h sáng hôm sau vì các cuộc gọi thường rơi vào thời điểm đó. “Tôi bị cưỡng bức” hay “Lão chồng dọa giết tôi” là 2 tin nhắn phổ biến đến đường dây nóng ngày nào Anata no Ibasho cũng nhận được.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm