| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát bệnh vàng lá gân xanh hại cây có múi

Thứ Sáu 21/06/2019 , 08:59 (GMT+7)

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Bắc Giang, bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang gây hại cây có múi, phổ biến trên cam, quýt và có chiều hướng gia tăng.

Tại một số vườn cây có múi ở xã Lục Sơn, huyện Lục Nam và xã Tân Quang, Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, người dân đã phải chặt bỏ những cây bị bệnh nặng.

Cây bị bệnh vàng lá gân xanh còi cọc, lá nhỏ, vàng, gân xanh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Để chủ động phòng chống bệnh vàng lá gân xanh hại cam và các loại cây có múi, Sở NN-PTNT Bắc Giang đề nghị UBND các huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn, khuyến cáo các nhà vườn thực hiện chặt bỏ, đào gốc những cây nhiễm bệnh đem tiêu hủy, xử lý bằng vôi bột kết hợp với phòng trừ rầy chổng cánh bằng các loại thuốc đặc hiệu;

Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nhân giống từ vườn có cây bị bệnh, không trồng lại vào vị trí cây đã bị nhiễm bệnh và chặt bỏ.

Đối với vườn chưa bị bệnh vàng lá gân xanh, tập trung chăm sóc cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, tưới, tiêu nước kịp thời; bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học (Trichoderma) tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển khỏe.

Với diện tích cây trồng mới hoặc thay thế, cần chọn giống sạch bệnh, sinh trường phát triển tốt, được sản xuất từ cơ sở đủ điều kiện nhân giống, trồng với mật độ hợp lý để sản xuất có hiệu quả.

Cây bị bệnh vàng lá gân xanh sẽ còi cọc, lá nhỏ, vàng, gân xanh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất

Đây là bệnh rất nguy hiểm đối với cây có múi, hiện chưa có thuốc đặc trị. Khi cây bị bệnh sẽ còi cọc, rễ bị thối, lá nhỏ, vàng, gân xanh, quả nhỏ, vẹo, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng quả.

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh kịp thời.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.