| Hotline: 0983.970.780

Bước chuyển mình mạnh mẽ ở Thái Nguyên

Thứ Hai 12/10/2020 , 10:17 (GMT+7)

Chương trình xây dựng NTM đã mang lại cho xứ trà ATK Thái Nguyên bước chuyển mình mạnh mẽ.

Thành quả

Tổng kết phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020, tỉnh Thái Nguyên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; 3 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 4 tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Dưới sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt, năng động của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, Thái Nguyên đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Thái Nguyên được Trung ương đánh giá là tỉnh dẫn đầu về NTM trong 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc...

Trong giai đoạn 2016-2020, Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban Chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyết và các văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện chương trình quan trọng này theo từng năm và cả giai đoạn.

Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và thu nhập của nông dân. Ảnh: PV.

Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và thu nhập của nông dân. Ảnh: PV.

Thái Nguyên đã có một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, như: hỗ trợ kinh phí và xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; hỗ trợ cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM bình quân 4 tỷ đồng/xã; các xã NTM kiểu mẫu 2 tỷ đồng/xã; xã đã đạt chuẩn NTM 300 triệu đồng/xã, các xã còn lại là 400 triệu đồng/xã; hỗ trợ xây dựng mới nhà văn hóa xóm 100 triệu đồng/nhà và sửa chữa 50 triệu đồng/nhà.

Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, các địa phương cũng có nhiều cơ chế riêng để đẩy mạnh thực hiện Chương trình NTM, cụ thể như: T.X Phổ Yên, các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ hỗ trợ một phần kinh phí mua vật liệu làm đường giao thông nông thôn; T.P Sông Công và huyện Định Hóa hỗ trợ xây dựng hộ gia đình NTM, xóm NTM kiểu mẫu…

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình NTM, Thái Nguyên luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tại cơ sở. Đồng chí Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia NTM tỉnh Thái Nguyên cho biết, sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát gắn với các hoạt động nghiệp vụ như: Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm, tham mưu phân bổ vốn, chỉ đạo phát triển sản xuất, công nhận xã đạt chuẩn NTM… Qua các đợt kiểm tra đã kịp thời nắm bắt những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ NTM.

Chung sức, đồng lòng

Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, bà con nhân dân các dân tộc của địa phương giàu truyền thống cách mạng cũng tích cực vào cuộc hưởng ứng. Phong trào hiến đất, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn diễn ra sôi nổi. 5 năm qua, đã có hàng nghìn lượt hộ dân tham gia hiến trên 250ha đất và tài sản trên đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vốn tín dụng chính sách cũng đã tiếp sức cho các hộ dân phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững. Đã có trên 61 nghìn lượt hộ dân vay vốn trên 38 nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 3.660 tỷ đồng, tăng 85% so với giai đoạn 2011-2015.

Xác định mục tiêu của Chương trình NTM là nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 6.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả cho thu nhập cao, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.

Điển hình như huyện vùng cao Võ Nhai phát triển vùng trồng na ở xã La Hiên; trồng ổi, bưởi tại các xã Phú Thượng, Lâu Thượng, Tràng Xá; huyện Đại Từ phát triển vùng trồng rau an toàn, bưởi diễn ở xã Tiên Hội, nhãn ở xã Quân Chu; T.X Phổ Yên phát triển vùng trồng nhãn, cam, thanh long ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức…

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cộng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác từ 81,8 triệu đồng/ha (năm 2015) lên 100 triệu đồng/ha (năm 2019).

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, các địa phương của tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được trên 8.000km đường giao thông nông thôn. Ảnh: PV.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, các địa phương của tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được trên 8.000km đường giao thông nông thôn. Ảnh: PV.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, bộ mặt nông thôn Thái Nguyên đã có sự thay đổi rõ nét. Từ năm 2011 đến nay, các địa phương đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp trên 8.000km đường giao thông nông thôn; 260km kênh mương nội đồng; 12.800 công trình nhà vệ sinh hộ gia đình, 1.600 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Đến nay, 100% số xã có đường giao thông kết nối với trung tâm huyện được trải nhựa hoặc bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 103 xã đạt chuẩn NTM, đạt 72% (vượt 2%) và về đích sớm trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 10 tiêu chí.

Giai đoạn 2020-2025, Thái Nguyên tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong XDNTM. Cùng với đó, huy động các nguồn lực tập trung hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn, đặc biệt là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn, XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hướng tới NTM bền vững…

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.