| Hotline: 0983.970.780

Bước đi 'chưa từng có' trong lịch sử ngành điều Việt Nam

Thứ Năm 28/11/2019 , 17:18 (GMT+7)

Với việc trực tiếp tổ chức thu mua và xuất bán cho các đối tác Ấn Độ, Tập đoàn T&T Group đã tạo ra một động thái chưa từng có trong lịch sử ngành điều Việt Nam.  

Chuyển vị thế cho ngành điều

Thông tin từ Tập đoàn T&T Group cho biết hôm qua (27/11), đoàn công tác của tập đoàn đã lên đường sang Ấn Độ làm việc là gặp gỡ các đối tác, nhà máy sản xuất điều tại Mangalore (bang Karnataka) và Kotllam (bang Kerala) để tìm hiểu thị trường điều thô Ấn Độ. Đồng thời, thiết lập quan hệ với các đối tác để xuất bán điều thô trực tiếp từ Châu Phi về Ấn Độ.

Đây là một động thái chưa từng có trong lịch sử ngành điều Việt Nam. Bởi theo thông lệ lâu nay, chỉ có các doanh nghiệp Ấn Độ thu mua và bán điều thô của các nước Châu Phi cho các doanh nghiệp điều Việt Nam.

Đây là bước đi khẳng định tầm nhìn chiến lược, một bước tiến dài trong thay đổi tư duy kinh doanh điều của Tập đoàn T&T Group.

Nhân viên của Tập đoàn T&T Group chuyển điều thô về cảng chuẩn bị xuất bán tại Guinea Bissau.

Động thái này đã đánh dấu bước chuyển của doanh nghiệp điều Việt Nam từ vị thế người mua, sang vị thế người bán đối với các nhà kinh doanh hạt điều của Ấn Độ, nâng tầm cạnh tranh toàn cầu của ngành điều Việt Nam.

Cụ thể từ 2018 trở về trước, các doanh nghiệp Ấn Độ thu mua hạt điều từ các nước Châu Phi và xuất bán cho các doanh nghiệp điều của Việt Nam với lượng rất lớn, ước chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điều thô mà các doanh nghiệp điều của Việt Nam phải nhập khẩu phục vụ chế biến hàng năm.

Theo kế hoạch, Tập đoàn T&T Group sẽ làm việc với khoảng 30 khách hàng tại Mangalore và Kotllam. Trong đó có 4 khách hàng lớn nhất gồm: Bola Surendra Kamath & Sons (BSK); Kalbavi Cashews; Vittal Cashew Industries và M MADHAVARAYA Prabhu. Đây là các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hạt điều lớn của Ấn Độ, có nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu trung bình từ 20-30.000 tấn/năm. Hiện tại, Tập đoàn T&T Group đã làm việc với 2 đối tác là Kalbavi Cashews và M MADHAVARAYA Prabhu.

Dự kiến, các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ mua lô hàng điều thô đầu tiên của Tập đoàn T&T Group cung cấp, có xuất xứ từ Tanzania (khu vực Đông Phi). Tới đây, Tập đoàn T&T Group sẽ đẩy mạnh việc thu mua điều thô tại các nước Tây Phi. Tây Phi bao gồm các nước như Cote D'ivoire, Ghana, Benin, Nigeria, Guinea Bissau, Gambia, Togo, Bukina Faso...

Đây là khu vực sản xuất và cung cấp điều thô lớn nhất thế giới với khoảng 55-60% sản lượng, tương đương khoảng 2,2 triệu tấn.

Hướng tới 1 triệu tấn điều thô nhập khẩu

Không chỉ góp phần chủ động nguồn nguyên liệu với giá thành cạnh tranh, thời gian qua, Tập đoàn T&T Group là “cánh én đầu đàn” trong việc vươn ra cạnh tranh trong thương mại ngành điều quốc tế.

Theo đó, Tập đoàn T&T Group đã thành lập 1 đội ngũ nhân sự giỏi tiếng Pháp và văn hoá làm việc tại các nước Châu Phi, gồm đầy đủ các bộ phận như kiểm định, tổ chức thu mua, kho vận, hoạt động logistic...

Nhân viên của Tập đoàn T&T Group thu mua, đóng gói điều thô tại Tanzania.

Ngoài ra, 9 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn T&T Group đã thành lập 2 nhà máy chế biến nhân điều trong nước tại Bình Phước và Đồng Nai với sản lượng bình quân đạt 200.000 tấn/năm, với sản phẩm chế biến chọn lọc chất lượng cao W240, W320, WS... theo tiêu chuẩn AFI, đạt chứng nhận Quốc tế ISO, HACCP, BRC.

Tính đến hết tháng 9/2019, sản lượng thu mua điều thô nguyên liệu tại các thị trường trọng điểm của Tập đoàn T&T Group tại Châu Phi (gồm Tanzania, Cote D'ivorie và Guinea Bissau) đạt hơn 100.000 tấn điều nguyên liệu, chiếm gần 7% thị phần cung ứng điều thô của cả nước.

Lượng điều nhân xuất khẩu sang 10 quốc gia trọng điểm ký trong Qúy III năm 2019 của Tập đoàn T&T Group đạt hơn 800 tấn (đã ký và giao hàng). Dự kiến thời gian tới, Tập đoàn T&T Group sẽ đẩy mạnh việc thu mua điều thô tại các nước Châu Phi khác như Ghana, Nigeria...

Tập đoàn T&T Group đang mong muốn trở thành đối tác - nhà cung cấp hạt điều nổi tiếng toàn cầu. Theo đó trong 3 năm tới, tập đoàn đã có kế hoạch đưa sản lượng điều thô nhập khẩu đạt 200.000 - 300.000 tấn/năm và bình quân từ 500.000 - 600.000 tấn/năm vào các năm tiếp theo. Tập đoàn T&T Group đang hướng tới mục tiêu sản lượng điều thô nhập khẩu đạt 1 triệu tấn/năm.

Yếu tố bền vững luôn được Tập đoàn T&T Group lồng ghép trong mọi hoạt động thông qua chuỗi giá trị từ hoạt động cung ứng đầu vào tại thị trường Tanzania, Guinea Bissau và Cote D'ivoire, đến hoạt động sản xuất, chế biến và yếu tố đầu ra, thấu hiểu thị trường Quốc tế như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc và Australia... đối với sản phẩm hạt điều chất lượng cao, hạt điều organic và thành phẩm rang chiên bởi hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến, hệ thống logistics với công nghệ tiên tiến.

Tập đoàn Tân Long thu mua điều tại Châu Phi 

Nhằm hiện đại hóa công nghệ chế biến điều, xưởng phân loại, chế biến và đóng gói điều nhân xuất khẩu của Tập đoàn T&T Group đã được đầu tư thiết bị máy tiên tiến, model hiện đại nhất. Tiêu biểu như ở giai đoạn phân loại, máy tách màu model 6XSL-1200D2X4H của hãng Taiho (Trung Quốc) được sử dụng 2 tầng băng tải khổ rộng 1200mm, với 36 camera cảm biến, 3 máng đầu ra khác nhau với hàng chục chương trình cài đặt tự động chọn trước.

Công nghệ này cho phép lập kế hoạch và thực hiện dễ dàng hơn khi nhà máy luôn chọn cách quản lý theo từng lô hàng để dễ dàng truy xuất nguồn gốc để cho ra sản phẩm có độ đồng đều cao, nhưng có thể tùy chọn theo đơn đặt hàng của mỗi khách hàng/thị trường khác nhau.

Hệ thống hun trùng Orgnanic Fumigation do hãng OxyLow (Hà Lan) thiết kế và lắp đặt riêng cho nhà máy chế biến hạt điều thuộc Tập đoàn T&T Group. Hệ thống này sử dụng công nghệ tiên tiến với hệ thống thiết bị nhập khẩu châu Âu tự tạo khí ni-tơ trong không khí và được điều khiển bằng phần mềm kết nối từ xa với máy chủ, bơm khí ni-tơ vào phòng kín, đẩy khí oxy ra ngoài để cho các loại côn trùng, mối mọt không có đủ khí oxy và tự chết và không thể sinh sản.

Đây là công nghệ hun trùng tiến tiến được các cơ quan quản lý quốc tế thừa nhận và cấp phép tự phát hành chứng thư hun trùng thay thế cho các chứng thư khác.

Tập đoàn T&T Group còn là đơn vị tiên phong thử nghiệm dây chuyền đóng gói bao điều bán tự động chỉ cần 1 người vận hành cho 3 công đoạn (tạo khuôn, lồng bao PE, cân định lượng và ép chân không) thay vì 3 người 3 công đoạn như trước đây. Giải pháp này nâng cao năng suất tiết kiệm sức người và tránh lãng phí và đặc biệt là không sợ nhìn sai trọng lượng cân.

Xem thêm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, dù nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.