| Hotline: 0983.970.780

Ca khúc nào cho thần tượng tương lai?

Thứ Hai 03/07/2017 , 08:01 (GMT+7)

Cuộc thi “Thần tượng tương lai” trên sóng HTV7 - Đài Truyền hình TP.HCM vừa kết thúc, với giải nhất thuộc về cô bé Hiền Trân. Nhưng...

Năm nay tròn 10 tuổi, đến từ Cần Thơ, cô bé Hiền Trân đã chinh phục khán giả bằng giọng hát ngọt ngào. Thế nhưng, cũng giống như nhiều ca sĩ nhí khác, cô bé Hiền Trân đăng quang nhờ những bài hát dành cho… người lớn!

Tiền thưởng của quán quân chương trình “Thần tượng tương lai” là 300 triệu đồng. Số hiện kim ấy không quá lớn so với nhiều game show tương tự. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của “Thần tượng tương lai” là cổ súy tuổi thơ theo đuổi dòng nhạc dân ca. Điều đó cũng thể hiện ngay thành phần ban giám khảo gồm những gương mặt quen thuộc với thể loại này như NSND Thu Hiền, ca sĩ Quang Linh và ca sĩ Cẩm Ly. Chiến thắng của cô bé Hiền Trân sẽ thuyết phục hơn, và cuộc thi “Thần tượng tương lai” cũng sẽ thuyết phục hơn, nếu các ca khúc dự thi không chỉ gần gũi với âm nhạc truyền thống dân tộc mà còn gần gũi hơn với lứa tuổi hồn nhiên.

14-43-02_hien_trn
Quán quân “Thần tượng tương lai” - Hiền Trân

Thử nhìn lại những ca khúc đưa cô bé Hiền Trân đến vị trí cao nhất của “Thần tượng tương lai” như “Xa quê”, “Ngọn lửa cao nguyên” hoặc “Tưởng như Huế trong lòng” đều không phải ca khúc dành cho thiếu nhi. Do vậy, ban giám khảo có dùng những mỹ từ ngọt ngào để khen ngợi thì công chúng cũng không dám tin cô bé Hiền Trân có thể chuyển tải hết tinh thần của ca khúc mà em trình diễn. Tất nhiên, lỗi không phải ở cô bé Hiền Trân mà lỗi ở những người lớn chưa chuẩn bị đầy đủ cho các em một sân chơi đúng cảm xúc và đúng tâm lý lứa tuổi.

Cuộc thi “Thần tượng tương lai” cũng không phải sáng tạo của người Việt, vì mua bản quyền từ chương trình “Like an Idol”. Tương tự như “Giọng hát Việt nhí” hoặc “Thần tượng âm nhạc nhí” bắt chước các game show nước ngoài, “Thần tượng tương lai” cũng không hứa hẹn gì về chất lượng nghệ thuật, ngoài việc kích hoạt như cầu theo dõi của khán giả truyền hình. Trẻ em sớm bị đẩy ra sân khấu làm nghệ sĩ, thì cũng phát sinh không ít hệ lụy, mà điều ái ngại đầu tiên là ca sĩ nhí sướt mướt hát những bản nhạc tình. Năm ngoái, cậu bé Nhật Minh cũng đăng quang “Giọng hát Việt nhí” với những ca khúc không phải dành cho thiếu nhi như “Đá trông chồng” và “Thành phố miền quan họ”.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao “Thần tượng tương lai” không khuyến khích thí sinh nhỏ tuổi chỉ hát những làn điệu dân ca? Nếu làm được, sẽ tạo ra sự khác biệt đáng vui mừng! Dân ca Việt Nam rất phong phú và rất đa dạng, nhưng “Thần tượng tương lai” lấy cớ phải thực hiện theo bản gốc nên cho phép thí sinh thoải mái hát nhạc người lớn!

Nếu đừng nhìn vào… nội dung các ca khúc dự thi, thì hầu hết sân chơi ca hát của thiếu nhi rất phát triển. Bây giờ các trung tâm đào tạo cấp tốc lên như nấm để rèn giũa cho các em nhỏ ứng thí game show trên màn ảnh nhỏ. Một khi đã qua vòng sơ tuyển, thì các ca sĩ nhí còn được đạo diễn chuyên nghiệp giúp đỡ dàn dựng tiết mục, nên kỹ năng sân khấu không thể chê. Nhược điểm duy nhất chưa thể khắc phục ở các cuộc thi ca sĩ nhí là… ép buộc các em hát những ca khúc trái ngược với nét đẹp trong sáng của lứa tuổi. Vì sao có sự bất cập này? Nguyên nhân đầu tiên là có sẵn mô hình để các em bắt chước. Ví dụ, bài “Tình ta biển bạc đồng xanh” đã có ca sĩ X hát rồi nhé, chỉ cần mở clip lên và… diễn lại cho giống từ điệu bộ cho đến cách luyến láy! Áp dụng phương pháp ấy, ban tổ chức vừa ít mất thời gian đầu tư tiết mục mà các bậc phụ huynh cũng yên tâm về tính… “chuyên nghiệp” của con mình!

Nguyên nhân quan trọng hơn để ca sĩ nhí đua nhau hát nhạc người lớn là khan hiếm ca khúc thiếu nhi. Nhạc sĩ ít viết ca khúc cho thiếu nhi vì thu nhập thấp và tên tuổi cũng không được lan tỏa như viết tình ca cho người lớn. Không ai cảm thấy có trách nhiệm phải bổ sung danh mục những bài hát thiếu nhi, ban tổ chức game show không có nhu cầu đặt hàng nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi mà Hội Nhạc sĩ cũng không mấy khi nghĩ đến việc dùng ngân sách để phát động sáng tác ca khúc thiếu nhi. Vì vậy, những đứa trẻ thơ ngây cứ nghêu ngao “Mờ trăng trăng lặn, tỏ người người xa. Gặp hội mười ba, giờ ta một bóng. Mờ sông sông rộng tỏ trời trời cao. Miếng trầu quả cau buồn đau một kiếp” hoặc “Tình là tình tái tê đêm lạnh mùa đông, ngọn đèn dầu chiếc bóng nơi cô phòng. Và mỗi lần chim én đưa tin con đò sang sông, môi mắt em chờ mong. Sầu thương đã lỡ, trách chi duyên tình dang dở. Đời người con gái chỉ có một lần ước mơ”, như một trò chơi phù phiếm và chênh vênh!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm