| Hotline: 0983.970.780

Cá nhân ký, sao bắt tập thể chịu trách nhiệm?

Thứ Ba 05/11/2013 , 09:44 (GMT+7)

Với tốc độ khai thác, tận thu tài nguyên như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang): Ngày xưa ông bà ta có câu "rừng vàng biển bạc", đất đai phì nhiêu, nguồn nước vô tận, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, ta tha hồ khai thác, tận hưởng, song sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự khai thác của con người đã đem lại hệ lụy làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, thậm chí tiêu diệt nguồn dự trữ sinh thái một cách trầm trọng và đe dọa đến sự sống của con người và muôn vật.

Với tốc độ khai thác, tận thu như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. Tất cả cũng bởi việc ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mà người ra quyết định cùng lắm chỉ bị phê bình, khiển trách. 


ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy

Đó là hàng loạt công trình, dự án như mía đường, xi măng lò đứng, sân bay, bến cảng, thủy điện, thủy lợi, chợ v.v... Nguyên nhân là các quyết định đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính KT-XH, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn dẫn đến tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng mà không phát huy tác dụng. Dù hậu quả thấy rất rõ nhưng cuối cùng không ai phải chịu trách nhiệm và cũng chưa thấy một văn bản nào chỉ ra, chỉ cụ thể trách nhiệm của người ra quyết định đó là gì?

Tôi thấy nhiều điểm VN khác các nước trên thế giới ở việc quyết định do cá nhân nhưng hình thức là tập thể để rồi khi xảy ra chuyện thì tập thể chịu trách nhiệm (có nghĩa không ai phải chịu trách nhiệm cả). Tiếp theo, cơ quan này lại đổ lỗi cho cơ quan kia, có người thì cho là lỗ hổng của hệ thống, của cơ chế mà suy cho cùng hệ thống cơ chế đó cũng do con người đặt ra. Vì vậy lần này sửa luật cần phải tìm lỗ hổng của cơ chế để bít nó lại nếu không mọi nỗ lực của chúng ta sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.

ĐB Đặng Thị Kim (Phú Yên): Nhiều dự án làm đường giao thông xong thì ngành cấp thoát nước lại đào lên, rồi điện, bưu chính viễn thông, công trình đô thị... Ngành này dẫm đạp lên ngành kia gây thất thoát ngân sách, vừa mất mỹ quan nhưng chưa có ai làm trọng tài để xử lý.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm