| Hotline: 0983.970.780

Cá tra ra Bắc, bán chạy như tôm tươi!

Thứ Sáu 26/06/2020 , 17:32 (GMT+7)

Chỉ gần một tháng bán tại thị trường miền Bắc, doanh nghiệp đã tiêu thụ hết vèo 4 container sản phẩm cá tra (hơn 100 tấn), dự kiến còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức tiến kiểm tra chất lượng các lô hàng cá tra tại Xí nghiệp Bắc Hà. Ảnh: Lê Bền

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức tiến kiểm tra chất lượng các lô hàng cá tra tại Xí nghiệp Bắc Hà. Ảnh: Lê Bền

Khách hàng phía Bắc ưa thích

Ngày 26/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm và làm việc với Xí nghiệp Bắc Hà (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội – HADICO) về tình hình tiêu thụ các sản phẩm cá tra tại thị trường miền Bắc.

Xí nghiệp Bắc Hà là một trong số các đơn vị của HADICO chuyên kinh doanh, phân phối mặt hàng thực phẩm (rau, thịt, cá, trứng, sữa...) cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành tại phía Bắc.

Nhận thấy cá tra là sản phẩm mới mẻ và có nhiều tiềm năng tại thị trường phía Bắc, ông Dương Thành Chung, Giám đốc Xí nghiệp Bắc Hà, cho biết, từ cuối tháng 4/2020, Xí nghiệp đã kết nối, kiểm tra và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầu tiên (số lượng 25 tấn) với Công ty Cổ phần Nam Việt (Long Xuyên, An Giang) cá tra, các sản phẩm cá tra.

Hiện Bắc Hà đã và đang triển khai các sản phẩm cá tra để cung cấp tới các hệ thống bếp ăn tại các khu công nghiệp, các bếp ăn trường học, bếp ăn quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình...

Đến nay, các lô hàng cá tra và sản phẩm cá tra đầu tiên mà Xí nghiệp nhập về từ miền Nam đã được tiêu thụ hết, với khối lượng trên 100 tấn.

Ông Chung cho biết, trong Chương trình kết nối sản xuất – tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra với Tuần hàng cá tra và các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội năm 2020 do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) hồi đầu tháng 6/2020, Xí nghiệp đã liên tục tìm thêm được các khách hàng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cá tra.

Gần 1 tháng sau khi sự kiện diễn ra, Xí nghiệp Bắc Hà đã có hơn 60 khách hàng đặt hàng, tiêu thụ cá tra và các sản phẩm từ cá tra.

Hiện Bắc Hà có khoảng 30 đại lý ở các quận/huyện của Hà Nội. Đây là bước đầu khởi sắc, hứa hẹn sẽ có bước tiến mới trong việc đưa cá tra tiếp cận thị trường nội địa, đặc biệt là Hà Nội với gần 9 triệu dân.

Sản phẩm cá tra của Công ty Cổ phần Nam Việt (An Giang) do Xí nghiệp Bắc Hà phân phối liên tục 'cháy hàng'. Ảnh: Lê Bền

Sản phẩm cá tra của Công ty Cổ phần Nam Việt (An Giang) do Xí nghiệp Bắc Hà phân phối liên tục "cháy hàng". Ảnh: Lê Bền

Ông Dương Thành Chung đánh giá: Cá tra là sản phẩm rất giàu dinh dưỡng. Sản phẩm cá tra nguyên con và cá tra phi-lê tại thị trường miền Bắc được khách hàng đánh giá rất cao bởi giá cả phải chăng, dễ chế biến, ngon miệng, đặc biệt là không có xương, mềm, phù hợp với học sinh nên được các nhà ăn trường học ưa thích.

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm cá tra tại phía Bắc cũng gặp nhiều thời cơ thuận lợi do giá nhiều loại thực phẩm (nhất là thịt lợn) đang rất cao. Có thể nói, đây là sản phẩm rất có tiềm năng tại các tỉnh phía Bắc.

Trong thời gian tới, Xí nghiệp Bắc Hà sẽ tiếp tục mở rộng thị trường ở các tỉnh/thành phố lân cận như Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đồng thời triển khai các dòng sản phẩm cá tra đến bàn ăn của gia đình miền Bắc và tiến tới đưa dòng sản phẩm này thâm nhập sâu vào thị trường các tỉnh miền Trung.

Dự kiến trong giai đoạn cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2020, xí nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng, triển khai và ký kết các hợp đồng phân phối vào hệ thống trường học, siêu thị và cả bếp ăn quân đội.

Hiện nay, số lượng cá tra và các sản phẩm từ cá tra được doanh nghiệp, bếp ăn công nghiệp, cung cấp suất ăn đăng ký đặt hàng qua Bắc Hà đạt khoảng 100 tấn/tháng. Dự kiến đến cuối năm sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 230 tấn/tháng...

Ăn cá tra là yên tâm nhất!

Làm việc với Xí nghiệp Bắc Hà, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực và hướng đi của xí nghiệp trong việc lựa chọn mặt hàng các sản phẩm cá tra để đẩy mạnh phân phối tại thị trường phía Bắc.

Đây cũng là định hướng trong việc khai thác tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa với dân số 100 triệu dân mà Bộ NN-PTNT đang thúc đẩy, nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản nói chung, trong đó có cá tra gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các sản phẩm cá tra đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu về ATTP và chất lượng. Ảnh: Lê Bền.

Các sản phẩm cá tra đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu về ATTP và chất lượng. Ảnh: Lê Bền.

"Chỉ với diện tích khoảng 5.000 ha, ngành hàng cá tra dù hình thành rất mới mẻ, nhưng chỉ sau 25 năm đã trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, với sản lượng hàng năm đạt trên 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2 tỉ USD" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Không chỉ là mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao, được hàng trăm thị trường xuất khẩu ưa chuộng và đánh giá cao, đến nay, cá tra của Việt Nam đã có chuỗi khép kín rất hiện đại về công nghệ, từ nuôi tới chế biến, đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Mới đây, cá tra Việt Nam cũng được phía Hoa Kỳ công nhận có trình độ nuôi, chế biến tương đương với nước này.

Điều đó cho thấy đây là mặt hàng được kiểm soát, đảm bảo chất lượng và các yêu cầu, tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm theo cách nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Có thể nói, sản phẩm cá tra trên thị trường đã được quản lí một cách chặt chẽ nhất, không có hiện tượng sản phẩm trôi nổi, mất vệ sinh thực phẩm hay kém chất lượng....

Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm cá tra của Việt Nam sản xuất.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong thời gian tới, bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ NN-PTNT sẽ tạo mọi điều kiện trong kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tiêu thụ mặt hàng này tại thị trường nội địa.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm