| Hotline: 0983.970.780

Cá vụ ba quẩy trên đồng lúa

Thứ Ba 14/11/2023 , 08:44 (GMT+7)

Sau vụ lúa hè thu, người dân xã Tân Thủy đắp bờ, giăng lưới khắp đồng ruộng, chờ mưa để thả giống cá vụ ba, vụ cá này luôn đạt hiệu quả cao.

Xã Tân Thuỷ (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), được xem là địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn của huyện. Hiện, toàn xã có khoảng 310 ha diện tích ruộng ao để phát triển thuỷ sản. Trong đó, diện tích lúa-cá khoảng 60 ha. Cá ao hồ hơn 100 ha và diện tích cá vụ ba gần 150 ha.

Ông Trần Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy,  cho biết: “Các hộ nông dân ở đây chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như chép, mè, diếc, lóc, trắm... Những năm gần đây, sản lương hàng năm đạt khoảng 280 tấn, với tổng giá trị ước đạt  trên 17 tỷ đồng”.

Người dân xã Tân Thủy be bờ, giăng lưới cho việc nuôi cá vụ ba. Ảnh: T.Phùng.

Người dân xã Tân Thủy be bờ, giăng lưới cho việc nuôi cá vụ ba. Ảnh: T.Phùng.

Nói về cá vụ ba, người dân Tân Thủy có cách làm khá đặc biệt. Hàng năm, sau vụ lúa hè thu, bà con đắp bờ, giăng lưới khắp các đồng ruộng rồi chờ mưa để thả cá. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều người dân đấu thầu hàng chục ha đất ruộng để nuôi cá.

Diện tích mặt nước nuôi cá chủ yếu ở các thôn Tân Hạ, Tân Hòa, Tân Ninh, Tân Lạc... Ngoài ra, hàng chục hộ cũng tận dụng những thửa ruộng gần nhà để be bờ, thả cá.

Việc thả cá giống cũng được lựa chọn đúng thời gian. Theo anh Lê Xuân Phong (một hộ dân nuôi cá ở Tân Thuỷ), cho hay, sau khi thu hoạch lúa hè thu và xong việc be bờ, giăng lưới, bà con đợi cho lũ nhẹ về. Sau nước lũ thứ hai mới mua cá giống về thả. “Dịp thả cá giống thích hợp thường bắt đầu cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch”, anh Phong chia sẻ. 

Để hỗ trợ bà con phát triển nuôi cá vụ ba, chính quyền địa phương đã thực hiện cấm thả rong trâu bò trong thời gian này. Nhờ vậy, cá vụ ba nuôi trên ruộng phát triển rất nhanh nhờ lượng thức ăn tự nhiên dồi dào.

Cũng theo anh Phong chi phí nuôi cá vụ ba tính trên một ha bao gồm tiền thuê đất, mua lưới, cá giống và nhân công hết khoảng 20 triệu đồng. Sau khoảng 3 tháng nuôi, khi thu hoạch trung bình mỗi ha đạt khoảng 1 tấn cá các loại, thu về khoảng 60 triệu đồng.

Nhiều bà con nuôi cá tính toán so với trồng trọt các loại rau, màu thì cá vụ ba cho hiệu quả hơn nhiều. Bởi cá chỉ nuôi trong vòng 3 tháng, không cần cho ăn nhưng vẫn lớn nhanh, bán được giá.

Vụ cá năm nay, anh Phong đấu thầu 12 ha đất ruộng để khoanh vùng thả giống. Anh tính toán  đầu tư trên 200 triệu đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, cá được giá thì cuối năm nay anh sẽ thu về khoảng 12 tấn cá. “Bình quân mỗi tấn cá bán được khoảng 60 triệu đồng thì gia đình anh cũng thu về trên 700 triệu đồng, lãi trên 300 triệu”, anh Phong dự tính.

Cá vụ ba được thu hoạch vào cuối năm với sản lượng khoảng 1 tấn/ha, thu về khoảng 60 triệu đồng. Ảnh: T.Phùng.

Cá vụ ba được thu hoạch vào cuối năm với sản lượng khoảng 1 tấn/ha, thu về khoảng 60 triệu đồng. Ảnh: T.Phùng.

Sau nhiều năm làm cá vụ ba, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, anh Lê Xuân Ngọc, (ở thôn Tân Hạ), đã không ngần ngại bỏ phiếu đấu thấu 14 ha để nuôi cá. “Tôi đã đầu tư gần 300 triệu đồng xuống ruộng cho vụ nuôi này. Riêng cá giống thả xuống ruộng cũng ngót nghét khoảng 3 tấn đó", anh Ngọc bộc bạch.

Không ngần ngại, anh Ngọc cũng tính toán con số đến cuối vụ cá năm nay, anh có thể thu về 14 tấn cá các loại, thu nhập trên 800 triệu đồng.

“Cá nuôi ở ruộng lớn nhanh và được thị trường rất ưa chuộng vì cá đồng sạch. Mỗi lần chúng tôi thu hoạch, thương lái từ trong và ngoài tỉnh đến tận ruộng để mua. Nuôi cá vụ ba khá chắc ăn vì cá tự nhiên nên chưa thấy xuất hiện bệnh”, anh Ngọc chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, nuôi cá vụ ba cũng không phải là không có rủi ro. Theo anh Ngọc, người nuôi phải để lũ đầu tràn qua (bà con còn gọi là “tráng ruộng”), để nước lũ cuốn trôi chất phèn, dịch bệnh trên ruộng. Đến kỳ lũ thứ hai mới giữ nước, thả cá giống mới chắc ăn.

Trên truộng nuôi cá vụ ba, bà con còn thả thêm đàn vịt tự kiếm thức ăn cũng thu được hàng chục triệu đồng. Ảnh: T.Phùng.

Trên truộng nuôi cá vụ ba, bà con còn thả thêm đàn vịt tự kiếm thức ăn cũng thu được hàng chục triệu đồng. Ảnh: T.Phùng.

“Hoặc có khi mưa lớn kéo dài, nước bạc tràn vào ruộng làm cá sốc nước có thể chết hàng loạt. Khi đó phải bằng mọi cách tháo bớt nước trên ruộng”, anh Ngọc nói thêm về kinh nghiệm.

Ngoài việc nuôi cá vụ ba, nhiều bà con còn tranh thủ nuôi ghép, thả đàn vịt trên vài trăm con. Đàn vịt thả tự  kiếm thức ăn trên ruộng. Đến thời điểm thu hoạch cá, thì bà con xuất bán đàn vịt cũng thu về được thêm hàng chục triệu đồng.

Đánh giá về phong trào nuôi cá vụ ba, ông Nguyễn Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy nhìn nhận, nhờ nuôi cá hiệu quả nên nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu. Ngân sách địa phương cũng tăng lên từ tiền cho thuê đất, tránh lãng phí đất và cải tạo đồng ruộng tốt hơn bởi hệ thống đê bao.

“Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo bà con tích cực chăm sóc cá, phòng chống lụt bão trên những ruộng cá để tránh rủi ro. Đồng thời chính quyền xã liên kết với đơn vị quản lý khai thác thủy lợi để cung ứng nước trước lũ để bà con có thể nuôi cá sớm hơn”, ông Lương cho hay.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm