| Hotline: 0983.970.780

Các chương trình, dự án làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc Khmer

Thứ Bảy 09/07/2016 , 14:55 (GMT+7)

Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Cầu Ngang, ông Thạch Chene: “Nhờ thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước, diện mạo nông thôn các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều khởi sắc.

Cầu Ngang (Trà Vinh) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 35% dân số (tập trung ở 8 xã Nhị Trường, Trường Thọ, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Thuận Hòa, Mỹ Hòa và Kim Hòa).

Trong 5 năm qua (2011 – 2015), thực hiện Chỉ thị 68, Chỉ thị 62 (khóa VI, khóa IX) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vùng đồng bào Khmer, đến nay ở các xã vùng đồng bào dân tộc Khmer huyện Cầu Ngang đã thật sự thay da, đổi thịt. 

Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Cầu Ngang, ông Thạch Chene: “Nhờ thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước, diện mạo nông thôn các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều khởi sắc.

Cầu Kè tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được 83 công trình giao thông; 27 công trình thủy lợi được đầu tư với tổng kinh phí hơn 54 tỷ đồng, đã giải quyết được nhu cầu giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 341 hộ Khmer có đất sản xuất và đất ở, với kinh phí hơn 9,58 tỷ đồng…”.

Ngoài ra, Trà Vinh hỗ trợ đầu tư cho phát triển sản xuất với số tiền trên 33,3 tỷ đồng, thực hiện các mô hình: Sản xuất lúa chất lượng cao; cánh đồng mẫu lớn; nuôi vịt đẻ hướng an toàn sinh học; trồng xen những cây trồng có giá trị trong vườn tạp tại xã Long Sơn, Kim Hòa; hỗ trợ mô hình nuôi tôm càng xanh xã Mỹ Hòa; trồng ớt chỉ thiên; trồng hoa lài; nuôi bò sinh sản; hỗ trợ đầu tư chăn nuôi bằng đệm lót sinh học; nâng cao tầm vóc đàn bò; nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi...

20-18-44-dscn1970104001660
Mô hình nuôi bò sinh sản giúp nhiều hộ Khmer ấp Trà Kim, xã Kim Hòa (Cầu Ngang – Trà Vinh) thoát nghèo và ổn định cuộc sống

 

Đồng thời, Cầu Ngang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong vùng đồng bào Khmer đã hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả: Cánh đồng lớn, xây dựng vùng lúa chất lượng cao với 5.179 ha, từ đó đời sống của bà con đồng bào dân tộc Khmer nâng lên.

Đến nay, đường giao thông nông thôn cơ bản được đal hóa, có 98,6% hộ sử dụng điện; 92% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; có 7/8 xã vùng đồng bào Khmer có chợ. Hình thành được 255 Tổ hợp tác sản xuất và vay vốn; 8/8 xã có đông đồng bào DTTS sinh sống hoàn thành quy hoạch; 85% hộ đăng ký xây dựng nông thôn mới, có 96% ấp đăng ký xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đức Mậu – Phó chủ tịch huyện Cần Ngang: Sau năm năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Cầu Ngang huy động hơn 339,5 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước lồng ghép các chương trình, dự án trên 255 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp gần 43 tỷ đồng, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trên 32 tỷ đồng.

20-18-44-dscn195510400122
Diện mạo xã đặc biệt khó khăn Kim Hòa đang khởi sắc, đường giao thông về trung tâm xã khang trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn 135

 

Hiện nay, Cầu Ngang có 4.435 hộ đạt chuẩn gia đình nông thôn mới; 18 ấp nông thôn mới và 4 xã nông thôn mới (Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Hiệp Mỹ Đông, Kim Hòa).

“Từ các nguồn vốn trên đã làm cho đời sống xã hội, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 14,8 triệu đồng người (năm 2011) lên 22,6 triệu đồng/người (năm 2015), giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,86% (năm 2011) xuống còn 15% (2015)” – ông Mậu nói.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.