| Hotline: 0983.970.780

Các nhà vận động kêu gọi phúc lợi dành cho cá trước khi giết mổ

Thứ Năm 25/11/2021 , 14:31 (GMT+7)

Cá nuôi ở Anh, xứ Wales và Scotland phải đối mặt với sự 'tàn bạo' trước khi bị giết mổ, một cuộc điều tra bí mật cho biết.

Các nhà vận động đang kêu gọi cá nuôi phải được trao quyền tương tự như các động vật nuôi khác. Ảnh: Bluegreen Pictures/Alamy.

Các nhà vận động đang kêu gọi cá nuôi phải được trao quyền tương tự như các động vật nuôi khác. Ảnh: Bluegreen Pictures/Alamy.

Chính phủ Anh đã thừa nhận không có kiểm tra định kỳ về phúc lợi cá khi giết mổ, sau khi một cuộc điều tra cho thấy không có bộ phận nào chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Điều này có nghĩa là cá phải đối mặt với sự tàn bạo trước khi bị giết mổ, và những người không đáp ứng được yêu cầu phúc lợi của chúng lại không phải gánh chịu hậu quả nào.

Một cuộc điều tra bí mật của Animal Equality đối với một lò mổ cá hồi ở Scotland năm nay cho thấy cá bị cắt mang khi còn tỉnh táo, bị kẹp chặt liên tục và đau đớn, với việc phải dùng tới bảy cú đánh mới có thể khiến con vật choáng váng.

Các nhà vận động cho biết con cá phải đối mặt với "các cú đập tàn bạo và không chính xác", và nhiều con rơi xuống sàn nhà rồi chết ngạt. Không giống như động vật nuôi trên cạn, có luật yêu cầu giết mổ nhân đạo nhất có thể, ngành công nghiệp nuôi cá đặt ra các tiêu chuẩn riêng về giết mổ nhân đạo.

Trong khi chính phủ Anh tuyên bố Cơ quan Sức khỏe Động thực vật (Animal and Plant Health Agency - Apha) đã kiểm tra ở Scotland, các yêu cầu về quyền tự do thông tin do Liên đoàn Nhân đạo (Humane League) đệ trình lên chính phủ Scotland cho thấy không có quy trình nào được thiết lập để kiểm tra phúc lợi thường xuyên tại các địa điểm chế biến cá. Liên đoàn Nhân đạo không bao gồm Bắc Ireland trong phạm vi điều tra của mình.

Cơ quan Sức khỏe Động thực vật xác nhận rằng họ không có “chương trình kiểm tra chính thức thường kỳ tại các cơ sở chế biến cá”.

Scotland là nơi sản xuất cá hồi nuôi lớn thứ ba trên thế giới. Quốc gia nuôi cá lớn nhất, Na Uy, có một luật bắt buộc trước khi giết mổ cá nuôi. Scotland, Anh và Wales thì không có luật như vậy. Ước tính gần đây nhất, từ năm 2017, khoảng 22-52 triệu con cá hồi được nuôi và giết mổ ở Anh mỗi năm.

Vấn đề tương tự cũng áp dụng cho việc nuôi cá hồi ở Anh. Ngành công nghiệp cá hồi có chương trình chứng nhận riêng của mình, Quality Trout UK (QTUK), bao gồm các tiêu chuẩn về gây choáng trước khi giết mổ, nhưng những tiêu chuẩn này không được chính phủ thực thi và không có kiểm tra định kỳ.

Các phản hồi đối với yêu cầu tự do thông tin cho thấy không một cơ quan công quyền nào hiểu rõ về chế độ nào đang được áp dụng, với Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency), Thanh tra Sức khỏe Cá ( Fish Health Inspectorate), các sở y tế môi trường của chính quyền địa phương và Cơ quan Sức khỏe Động thực vật đều xác nhận rằng họ không tiến hành kiểm tra các trang trại cá ở Anh. Điều này có nghĩa là không có quan chức chính phủ nào giám sát phúc lợi cá tại thời điểm chúng bị giết mổ.

Cordelia Britton, người đứng đầu các chiến dịch vận động tại Liên đoàn Nhân đạo Vương quốc Anh, cho biết: “Đáng báo động là không có quan chức chính phủ nào kiểm tra phúc lợi cá khi giết mổ. Đã đến lúc chính quyền phải chịu trách nhiệm về việc cá nuôi bị giết mổ cũng như họ đã chịu trách nhiệm về việc giết mổ đối với các động vật nuôi khác”.

Các nhà vận động đang kêu gọi cá nuôi được trao quyền tương tự như các động vật nuôi khác. Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học ngày càng tranh luận nhiều hơn về mức độ mà cá có thể cảm thấy đau đớn.

Vào năm 2018, nhà văn khoa học Ferris Jabr phát hiện ra rằng “các bằng chứng tổng hợp hiện đã đủ mạnh để các nhà sinh vật học và bác sĩ thú y chấp nhận rằng chứng đau của cá là một thực tế”.

Tiến sĩ Vicky Bond, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Nhân đạo Anh, cho biết: “Cá thường bị lãng quên trong các cuộc thảo luận và quyết định về quyền lợi động vật, và điều này hoàn toàn không chính đáng. Sự đồng thuận của giới khoa học và công chúng là chúng đều cảm thấy đau đớn, vì vậy việc từ chối không để cá nuôi được hưởng các biện pháp bảo vệ tương tự dành cho động vật trên cạn là hoàn toàn phi lý.

Ủy ban phúc lợi động vật của chính phủ đề nghị luật được cập nhật với các yêu cầu chi tiết về biện pháp gây choáng váng vào năm 1996, nhưng 25 năm sau, giết mổ cá nuôi vẫn theo các biện pháp bảo vệ không đầy đủ như cũ. Điều này cần phải thay đổi”.

Người phát ngôn của Bộ Môi trường, Thực phẩm & Các vấn đề Nông thôn Anh (Department for Environment, Food & Rural Affairs  - Defra) cho biết: “Vương quốc Anh có một số biện pháp bảo vệ phúc lợi động vật cao nhất trên thế giới, kể cả khi động vật bị mổ hoặc giết thịt. Chúng tôi đang xem xét cẩn thận các vấn đề được nêu ra trong quá trình xem xét các quy định về phúc lợi của động vật tại thời điểm giết hại, bao gồm các biện pháp bảo vệ chi tiết đối với phúc lợi của cá nuôi”.

(Theo Guardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm