| Hotline: 0983.970.780

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Thiếu thức ăn cho gia súc nghiêm trọng

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:37 (GMT+7)

Ngoài lý do giá lạnh thì nguyên nhân của đàn trâu bò bị chết chủ yếu vẫn là thiếu thức ăn dẫn đến suy kiệt…

Bà Cao Thị Sinh (xã Tân Hóa) cùng con trai kiếm chuối rừng mang về làm thức ăn cho đàn bò

Đoàn kiểm tra của cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã có chuyển công tác kiểm tra tình hình trâu bò chết trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Ngoài lý do giá lạnh thì nguyên nhân của đàn trâu bò bị chết chủ yếu vẫn là thiếu thức ăn dẫn đến suy kiệt…

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn- Cục phó Cục Chăn nuôi thì tại tỉnh Hà Tĩnh đã có gần 100 trâu bò bị chết chủ yếu tạp trung tại các địa phương như Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh…Đây là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong hai cơn lũ lớn vào tháng 10 năm ngoái.

Cũng theo ông Sơn thì địa phương này đã làm tốt công tác phòng chống rét cho đàn gia súc. Điều này thể hiện ở chỗ tỉnh và ngành NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương quyết liệt về việc thực hiện che chắn chuồng trại, tăng cường thức ăn thô, bổ sung thêm lượng thức ăn tinh cho trâu bò. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo các địa phương khẩn trương huy động ngân sách, chủ động trong việc hỗ trợ cho bà con nông dân để có tiền mua thêm thức ăn, bạt chống rét cho trâu bò. Các địa phương ở vùng lũ, khan hiếm thức ăn cho trâu bò đã được tạo điều kiện thuận lợi để mua lại rơm rạ ở những địa phương khác mang về kịp thời. Trong số gần 100 trâu bò bị chết đều là bê nghé hoặc trâu bò già yếu nên thiệt hại về kinh tế cũng không lớn…

Trái với Hà Tĩnh, Quảng Bình con số đàn gia súc bị chết đang tăng hàng ngày. Đến tại thời điểm này đã có gần 1.000 trâu bò bị chết. Hai huyện miền núi Tuyên Hòa và Minh Hóa có số lượng trâu bò chết nhiều nhất. Đoàn công tác đã về xã vùng lũ Tân Hóa (Minh Hóa) để kiểm tra trong ngày thứ Bảy. Do không báo trước lịch công tác nên chỉ có thành viên của đoàn và đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT làm việc cùng với người dân. Lãnh đạo huyện và xã đều vắng mặt vì những lý do khác nhau.

Theo số liệu mà chúng tôi có được thì sau lũ cho đến nay, Tân Hóa chết gần 300 con trâu bò, trong đó chết trọng dịp rét đậm gần 180 con và địa phương này có số lượng trâu bò bị chết cao nhất trong tỉnh.

Quá trưa, trên con đường liên xã lầy lội, gió rét vẫn thổi ù, buốt giá. Ba mẹ con bà Cao Thị Sinh (thôn Cổ Liêm) đang cắm cúi gánh hai cây chuối rừng buộc chụm ngọn như hình chữ A về. Thấy chúng tôi hỏi chuyện, bà than thở: “Nhà có 5 con bò đã bị chết hết 3 con. Con hai con gầy trơ xương không biết có qua được đợt rét này. Từ sau lũ, mấy mẹ con thay nhau vào rừng kiếm cây chuối về băm ra cho bò ăn. Bây giờ phải đi xa, vì ở gần chuối cũng hết rồi. Ba mẹ con đi từ rạng sáng, đến giờ mới về được bốn cây chuối, cho bò ăn dè cũng được ba ngày, sau đó lại đi kiếm tiếp …”. Nói xong, bà kéo tấm áo cũ che ngực rồi giục con rảo nhanh về nhà cho bò ăn và sưởi bếp củi cho đỡ buốt…

Trên đường quay ra, đến cầu ngầm, chúng tôi bắt gặp tốp chừng năm em học sinh đáng rũ sạch cỏ dưới lòng khe. Cháu Cao Thị Hiền dừng tay kể chuyện: “Trâu nhà cháu bị đói lâu rồi, nó gầy lắm. Hôm nay nghỉ học, cháu và các bạn đi từ sớm vào trận bìa rừng tìm được vài vạt cỏ chỉ rồi dùng cuốc giãy lên sau đó nhặt cho vào sọt gánh về. Mỗi gánh cho bò ăn cầm chừng cũng được hai ngày thôi. Mà cỏ cũng hiếm lắm, có khi đi cả buổi cũng chỉ được nửa gánh…”. Nói là gánh, nhưng mỗi đầu chỉ có một chiếc sọt tre nhỏ, tôi nhấc lên và ước lượng tất thảy cũng chừng dăm, bảy cân cả cỏ tươi và gánh, sọt tre. Đi khỏi ngần nước một quãng ngắn, gặp anh Cao Văn Tình cũng gánh cỏ ở bìa rừng về.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Lực lượng Thú y các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc giết mổ trâu bò bị chết rét. Bởi lẽ, tại các địa phương đang có dịch LMLM hay vùng nguy cơ lây nhiễm, tái phát cao thì việc lẫn lộn giữa giết mổ trâu bò chết rét với trâu bò nhiễm bệnh sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

Anh dừng lại bộc bạch: “Sau lũ lại đếnthời tiết giá lạnh và mưa dầm. Huyện, xã có chủ trương gieo ngô đông xuân sớm để lấy thân lá làm thức ăn cho trâu bò nhưng gieo rồi mà ngô cũng không lên nổi. Khu vực rừng xung quanh đây lá, cỏ, cây chuổi làm thức ăn cho trâu bò đã cạn kiệt. Trâu bò chết do thiếu ăn và suy dinh dưỡng thôi, chứ rét như này mà cho đủ ăn thì chết cũng ít lắm. Giá như huyện tỉnh cho kinh phí giúp bà con thuê xe ô tô lên đường quốc lộ chặt chuối, bứt lá về cho trâu bò thì hạn chế số lượng chết được rất nhiều…”.

Theo nhận xét của đoàn công tác, người dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ rất chú trọng đến việc che chắn, phòng chống rét cho đàn gia súc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của vùng bị ảnh hưởng do lũ lụt là thiếu thức ăn nghiêm trọng dẫn đến đàn gia súc bị suy kiệt và chết do không đủ sức chống chọi với giá rét. Thực tế cho thấy, địa phương nào làm tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho người dân thì con số thiệt hại giảm đáng kể.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, ngành đã có công văn đề nghị UBND tỉnh cấp trên 2 tỷ đồng để khẩn trương phân bổ về các địa phương nhằm hỗ trợ cho người dân mua thêm bạt che chuồng trại, thức ăn cho trâu bò. Nếu được tỉnh đồng ý thì sẽ triển khai vào những ngày tới…

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm