| Hotline: 0983.970.780

Cách phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa

Thứ Sáu 18/11/2022 , 07:26 (GMT+7)

Bệnh thối nõn cây dứa (thơm) xảy ra phổ biến, gây hại nguy hiểm làm thối ngọn, thối quả, chết cây, gây mất năng suất cây dứa rất đáng kể nếu không được phòng trị.

Bệnh thối nõn cây dứa (cây thơm) phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng dứa, đặc biệt ở các vùng trồng dứa các tỉnh phía Bắc. Tất cả các giống dứa đều bị ảnh hưởng bởi bệnh này, tuy nhiên những giống dứa kháng thì bệnh gây hại ít hơn. Nhìn chung, đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây dứa, bệnh làm thối ngọn, thối quả, chết cây, gây mất mật độ và năng suất.

cay dua

Bệnh thối nõn cây dứa. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh ở nõn cây dứa, vì đây là nơi ẩm thấp do đọng nước và bụi bẩn từ mưa hay sương mù…, là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát sinh phát triển. Khi cây bị bệnh, lá sẽ đổi màu xanh vàng đỏ, đầu lá tóp lại. Quan sát phần ngọn, ta thấy nõn dứa bị thối nâu đen. Các lá bệnh rất dễ được rút ra khỏi ngọn cây. Phần gốc lá bệnh có những đường viền nâu đen vằn vện và thối ướt. Phần đọt dứa thì bị thối nhũn trắng đục.  

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora sp gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn trồng mật độ cao, tiêu nước kém, bón thừa đạm nhưng thiếu kali, canxi và vi lượng, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp, vườn có nhiều cỏ dại, rậm rạp…

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh tàn tích cây trồng vụ trước, cây dại quanh vườn trước khi trồng. Sử dụng các giống kháng bệnh để trồng. Xử lý cây con trước trồng bằng thuốc ALPINE 80WG để loại bỏ nguồn bệnh. Trồng với mật độ thích hợp, không trồng quá dày. Quản lý nước thật tốt, nhất là tiêu nước trong mùa mưa. Sau khi thu hoạch, tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cây bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan trong vườn, bón vôi khử trùng và cải tạo pH đất. Luôn giữ vườn sạch cỏ dại để vườn được thông thoáng.

Ảnh chụp Màn hình 2022-11-17 lúc 12.36.40

Các sản phẩm phòng trị và giúp cho cây dứa không bị thối nõn của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

- Bón phân cân đối hợp lý, tránh dư đạm, bổ sung phân hữu cơ. Tăng cường sử dụng SPC-K, SPC-CAL và TANO-601 để tăng sức kháng bệnh.

- Nên sử dụng các chế phẩm có nấm đối kháng Trichoderma để bón cùng với phân.

- Việc xử lý chất kích thích ra trái liên tục làm cây suy yếu, giảm sức chống chịu. Vì vậy, cần xem xét sức khỏe vườn cây và có chế độ đầu tư phù hợp trước khi xử lý.

- Khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng, sử dụng các thuốc: ALPINE 80WG, hoặc TREPPACH BUL 607SL, hay DIPOMATE 430SC. Nên phối hợp từng loại thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để gia tăng sự lưu giữ thuốc, vừa ngăn ngừa được sự thâm nhập của nấm bệnh. Có thể phòng ngừa ngay từ đầu mùa mưa để tiết kiệm chi phí phòng trừ.

- Sau khi hết chu kỳ trồng dứa, đất cần được luân canh với những cây trồng khác như lúa, mía, và các cây họ đậu… để cắt đứt nguồn bệnh.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?