| Hotline: 0983.970.780

Cẩm Khê phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô

Thứ Ba 09/07/2019 , 08:55 (GMT+7)

Thời gian qua, nhiều diện tích ngô các xã như Đồng Cam, Điêu Lương, Tuy Lộc, Hương Lung, thị trấn Sông Thao... của huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) xuất hiện sâu keo mùa thu, gây hại với tốc độ khá nhanh.

10-15-51_su_benh
Cán bộ Trạm BVTV huyện Cẩm Khê hướng dẫn bà con diệt trừ sâu keo hại ngô.

Tại cánh đồng Vực Câu của thị trấn Sông Thao, hơn 10 ngày nay trà ngô sớm bị sâu keo ăn lá và nõn.  Bà Nguyễn Thị Hà, khu 3 cùng thị trấn nói: “Nhà tôi trồng hơn một sào ngô ở đất ven bãi, năm nay xuất hiện một loại sâu ăn búp cụt hết lá”. Bà Trần Thị Hiền, cán bộ khuyến nông thị trấn cho biết, cây ngô đang phát triển từ 4 đến 8 lá, thì bị sâu keo mùa thu phá hoại. Diện tích ngô của thị trấn vụ này hơn 20ha, phần lớn đều bị sâu keo tấn công.

Vụ hè thu năm nay, huyện Cẩm Khê đã gieo trồng hơn 1.000 ha ngô các loại, với các loại giống chủ lực có chất lượng cao như LVN99, NK4300, DK6919, DK9955. Theo Trạm Trồng trọt và BVTV huyện đã phát hiện sâu keo mùa thu gây hại với tỷ lệ trung bình 10 - 20% số cây, cục bộ lên tới 30 - 40% số cây ngô.

Với đặc điểm là loài sâu hại có sức ăn lớn, khả năng di trú nhanh và xa, dự kiến sâu keo mùa thu sẽ phát sinh và gây hại nặng cho ngô hè thu năm 2019 cũng như các vụ ngô tiếp theo. Vì vậy, UBND huyện Cẩm Khê đã ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai biện pháp phòng chống sâu hại.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.