| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi bùng phát sâu keo mùa thu hại ngô

Thứ Sáu 05/07/2019 , 13:59 (GMT+7)

Vụ Hè Thu 2019, huyện Sơn Tịnh trồng 530 ha ngô. Hiện 46 ha cây ngô ở giai đoạn cây con đến trổ cờ xuất hiện sâu keo mùa thu gây hại với mật độ từ 2-10 con/m2, có nơi trên 10 con/m2.

Trong đó, nhiễm nhẹ trên 20 ha, nhiễm trung bình trên 16 ha, nhiễm nặng 10 ha. Bệnh sâu keo mùa thu đang gây hại ở 11 xã trên địa bàn huyện. Các xã có diện tích ngô bị sâu keo mùa thu cắn phá nhiều nhất là Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Thọ, Tịnh Minh...

Cây ngô bị sâu keo mùa thu cắn phá toàn bộ.

Gia đình ông Nguyễn Dân ở thôn An Hòa, xã Tịnh Giang trồng trên 3 sào ngô vụ này. Thời tiết nắng nóng kéo dài gây khô hạn, gia đình ông còn lo lắng vì sâu keo mùa thu cắn phá với tốc độ nhanh.

Vừa đưa tay vạch những đọt ngô để bắt những con sâu keo mùa thu, ông Nguyễn Dân cho biết: “Trồng trọt bao nhiêu năm nay nhưng chưa năm nào tôi thấy xuất hiện loại sâu lạ lẫm và tác hại như vậy. Sâu keo lây lan rất nhanh và ăn hết đọt ngô rồi đến thân cây ngô, nhiều cây không còn đọt nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn mà ruộng ngô của tôi bị cắn phá hết”.

Tịnh Giang là một trong những xã có diện tích ngô vụ Hè Thu bị sâu keo mùa thu cắn phá nhiều nhất. Xã có trên 30 ha ngô nhưng đã có 20 ha bị sâu keo mùa thu cắn phá, trong đó có 6 ha bị nhiễm nặng, 8 ha nhiễm nhẹ, 6 ha nhiễm trung bình.

Để hạn chế lây lan bệnh sâu keo mùa thu cắn phá, xã Tịnh Giang đã phối hợp tuyên truyền cách nhận biết, các biện pháp phòng trừ cho nông dân thực hiện phòng chống, diệt trừ sâu keo.

Trước tình hình trên, huyện Sơn Tịnh đã tăng cường điều tra, phát hiện, phòng trừ. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện trực tiếp cử cán bộ bám sát địa bàn, đồng thời chủ động hướng dẫn, cảnh báo người dân sử dụng các biện pháp để diệt trừ hiệu quả.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.