| Hotline: 0983.970.780

Campuchia, những năm đầu tôi đến

Thứ Sáu 14/06/2019 , 07:42 (GMT+7)

Trong thời gian làm việc tại đoàn chuyên gia Y tế, tôi đã có dịp đến thăm bệnh viện Calmet-nơi hàng ngàn các chiến binh Việt trẻ măng, nằm điều trị tạm thời các vết thương do mìn sát thương cắt ngang ống chân khi họ mới 18, 19 tuổi.

Sự đau đớn trên gương mặt họ là có thật nhưng niềm tự hào vì đã góp một phần máu xương giúp bạn cũng là rất thật.
 

Chuẩn bị

Tháng 6 năm 1982, bốn sinh viên lớp Ngôn ngữ khóa 22, khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (Trần Nhật Chính, Đào Văn Hùng, Trần Thị Chung Toàn và tôi-Nguyễn Văn Chính) được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy khoa Tiếng Việt theo biên chế. Kể từ đó chúng tôi chính thức được ghi danh vào lực lượng tình nguyện giúp bạn.

Đoàn chuyên gia giáo dục Việt Nam ở Campuchia.

Chúng tôi có một năm tập nghề để rèn nghiệp vụ, đảm bảo khi lên đường cũng “ra dáng” chuyên gia dù lúc ấy chúng tôi đều còn rất trẻ. Tôi già 21 chưa đến 22, Trần Thị Chung Toàn 22 và Đào Văn Hùng 23 tuổi, riêng anh Trần Nhật Chính là cựu quân nhân nên hơn chúng tôi 5 tuổi đời nhưng vẫn ngang tuổi nghề.
 

Lên đường

Sau 10 tháng “tu nghiệp” tại khoa, cả bốn chúng tôi cùng với một số anh chị khóa trên từ biệt khoa Tiếng Việt, từ biệt Hà Nội lên đường sang giúp bạn Campuchia.

Chúng tôi bay trên một chiếc AN 24 (máy bay của Liên Xô cũ), hành lý nhẹ nhàng, chỉ toòng teng hai ba bộ áo quần, bộ nghiêm bộ nghỉ và mấy thứ đồ dùng hàng ngày. Hạ cánh ở Sân bay Pochentong vào một trưa nắng gắt, trời xanh thăm thẳm, xa xa thấp thoáng những ngọn thốt nốt chọc thẳng lên trời.

Phòng chờ thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý xếp những dãy bàn thô sơ, bên cạnh một nhân viên sở tại là một đồng nghiệp Việt Nam, họ tương trợ nhau nghiệp vụ.

Đoàn chuyên gia giáo dục Việt Nam ở Campuchia chụp ảnh kỉ niệm.

Người hướng dẫn chân tình và người hợp tác chân thành. Xa Tổ quốc lần đầu nhưng chúng tôi đều cảm thấy ấm lòng vì những nụ cười thân thiện.
 

Nhập gia

Đón chúng tôi từ sân bay là chị Hang Chuol cùng một cán bộ trong đoàn chuyên gia Giáo dục Việt Nam và một lái xe người Campuchia tên Thươn. Từ Pochentong chúng tôi lên ngồi trên hai hàng ghế băng kê trên thùng của một chiếc xe tải chạy thẳng về nhà chị Hang Chuool để ăn trưa. Một bữa ăn thịnh soạn bởi chúng tôi sang đúng dịp lễ trọng của người Khơme.

Lần đầu tiên trong đời, tôi được uống nước thốt nốt, ăn món cà ri và thử món mắm Prò-hoóc, đặc sản của người Khơme, trong một ngôi nhà sàn xinh đẹp, rộn ràng tiếng nhạc pân piết huyền bí.

Chị Hang Chuol chủ nhà nhưng không coi chúng tôi là khách, chị trìu mến với mọi người từ ánh mắt, nụ cười đến những cử chỉ chăm sóc như của một người thân đón gặp người thân. Tình cảm của chị Hang Chuol với chúng tôi được trải dài trong sốt những năm tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn.

Cơm nước xong chúng tôi lại lên chiếc xe do anh Thươn lái về nơi đóng quân của đoàn chuyên gia bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp-ngôi biệt thự hai tầng ở Bâng Kênh Coong. Nơi đây nguyên là bệnh xá Y284 tiền phương. Chú Mạnh (trưởng đoàn) và các anh chị đồng nghiệp đã sang từ nhiệm kỳ trước ào ra mừng rỡ hỏi han. Phòng ốc đã đủ, mọi người ai nhận phòng người nấy, trừ tôi.

Công việc đầu tiên, theo thói quen công sở Việt là họp. Họp phổ biến tình hình và quán triệt nội quy sinh hoạt trên đất bạn. Đến giờ, mọi thành viên trong đoàn ai cũng vẫn còn nhớ đó là một bản nội quy sinh hoạt với các quy định chi tiết rất tỷ mỉ, chẳng hạn: Hàng ngày cắt cử vệ sinh ra sao, chăm sóc cây, tưới hoa thế nào, cơm nước do ai đảm nhiệm…

Đặc biệt, đoàn có hai khẩu súng thì súng lục do trưởng đoàn đeo, khẩu AK giao thầy Vũ Thanh Tùng (cựu binh) giữ. Phải luôn luôn lau chùi cẩn thận và lưu ý không được để súng cướp cò.

Còn nhớ, những bữa cơm tập thể, những bữa liên hoan với rượu Angkorwat, uống để sẻ buồn, chia vui với nhau trên đất bạn. Đất bạn, thủ đô bạn đã 4 năm sau chiến thắng mồng bảy tháng Giêng lịch sử.

Tác giả (bên phải) cùng đồng nghiệp ở Campuchia.

Thủ đô Phnompenh và đất nước Campuchia đã gượng dậy sau những ngày tăm tối nhưng dấu vết của sự đau thương vẫn còn hiển hiện, chúng tôi, những chuyên gia tình nguyện đi giúp bạn với tâm tưởng “giúp bạn là tự giúp minh” bắt đầu một hành trình sẻ chia, tương trợ.

Lại nói về căn nhà đầu tiên mà chúng tôi cập bến, một ngôi biệt thự hai tầng màu xanh thật xinh, ẩn sau màu xanh mới phủ ấy vẫn mờ mờ vệt loang của máu chiến binh và lỗ chỗ vết đạn găm xóa vội. Căn nhà ấy, hàng thứ bảy, chủ nhật cuối tuần tôi và các thày Nguyễn Chí Hòa, Nguyễn Thiện nam lại quay về ăn cơm tập thể, sinh hoạt với đoàn trong suốt hai năm (1983 – 1985).

Ngay sau buổi hội ngộ với đoàn chuyên gia Đại học, quán triệt xong nội quy sinh hoạt, tôi được phân công đến dạy tại Trường đại học Y-Dược-Nha khoa Pnompenh, Campuchia, tức là, tôi sẽ không được ở và sinh hoạt hàng ngày với đoàn chuyên gia Đại học mà chuyển sang sinh hoạt cùng nhóm chuyên gia tình nguyện của bộ Y tế Việt Nam.

Đây là nhóm gồm các thầy, cô thuộc các trường Đại học Y khoa, Đại học Dược khoa, Bác sỹ các bênh viện lớn ở Hà Nội và Sài gòn sang giúp bạn giảng dạy về y – dược khoa cũng như cố vấn điều trị tại các bệnh viện trên đất bạn. Tổ trưởng là GS.TS. Đoàn Ngưỡng (Hiệu trưởng Đại học Y Thái Bình) Trước tôi, năm 1982, thầy Nguyễn Chí Hòa (tốt nghiệp K21, cựu binh) được cử đến làm việc cùng nhóm các giáo sư bác sỹ Việt Nam này.

Đến 1984, thay thầy Hòa là thầy Nguyễn Thiện Nam cũng tốt nghiệp K 21 Ngữ  Văn Tổng hợp Hà Nội. Thầy Hòa đưa tôi đến nhập nhóm chuyên gia Y tế ngụ tại khách sạn Monivong nằm trên đường Tuxamut-một trong những đại lộ lớn nhất và đẹp nhất Phnompenh lúc bấy giờ.

Khách sạn này cách tổng đoàn chuyên gia A 40, nơi ngôi nhà Y 284 tọa lạc khoảng 4 cây số. Phương tiện đi lại giữa chúng tôi và đoàn là một chiếc xe đạp được gửi từ Việt Nam sang trang bị cho các chuyên gia.

Công việc của chúng tôi là dạy tiếng Việtt cho toàn bộ các sinh viên ngành Y-Dược Campuchia, cá các sinh viên trong nước và cả các sinh viên trong diện du học tại Việt Nam.

Tại ngôi trường này, năm học 1984-1985, thầy Nguyễn Thiện Nam và tôi đã thay nhau đứng lớp dạy tiếng Việt cho hàng nghìn sinh viên - những cán bộ, bác sỹ, y sỹ hiện là nòng cốt của lực lượng thầy thuốc Campuchia. Lớp học thường có sĩ số khoảng 80-100 người và nhiều lớp số sinh viên lên tới 100 – 200, chúng tôi dạy mỗi ngày 8 tiếng chia đều sáng 4, chiều 4.

Tác giả (bên trái) cùng đồng nghiệp - thầy giáo Nguyễn Thiện Nam ở Campuchia những ngày đầu sang giúp nước bạn.

Hai thầy luận phiên các lớp, mỗi lớp thầy Nam 2 tiết tôi 2 tiết rồi đổi lại cho “sinh động”. Giờ, mỗi khi gặp nhau hai chúng tôi lại tự hỏi, làm sao mà hai thanh niên “mỏng cơm” như hai chúng tôi lại có thể hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ như vậy. Chỉ có thể nói rằng, ngoài nhiệt huyết, sức trai thì nỗi khát thèm con chữ của các nam nữ sinh viên, sự kỳ vọng tương lai và tình cảm mà họ dành cho các thầy đã giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

Chính tại ngôi trường này, những bài giảng tiếng Việt của thầy Nguyễn Thiện Nam và một chút ít của tôi đã được tập hợp và xuất bản thủ công để giờ nó trở thành tập sách dạy tiếng Việt đầu tiên cho người Campuchia thời hậu chiến.

Cũng thời gian này, tại ngôi trường Đại học Y-Dược-Nha khoa thân thiết này tôi đã học những con chữ khơme đầu tiên với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thiện Nam để rồi sau này đĩnh đạc làm sinh viên “già” tại trường Tiếng (Nay là Đại học Hoàng Gia Campuchia).

Lại nhớ, có lần cuối tuần, sinh viên mang biếu một mớ to sò huyết, giống sò huyết Biển Hồ thì phải và một con rùa. Mấy thầy chuyên gia đang buồn nhớ quê xa (ngày ấy chưa phổ biến điện thoại như giờ) được bữa liên hoan. Nước Thốt nốt cả hai loại chua và ngọt với hải sản đậm tình chung hữu nghị và tình riêng thầy trò.

Tôi xuất thân trai xứ ruộng ngoại thành, lần đầu được nếm mùi sò huyết nướng, hấp trên đất bạn. Vị đậm đà của sò huyết Biển Hồ tùng chút một ngấm sâu khắc đến tận bây giờ, đó vẫn là bữa hải sản ngon nhất thời chuyên gia oanh liệt.  

Trong thời gian làm việc tại đoàn chuyên gia Y tế, tôi đã có dịp đến thăm bệnh viện Calmet-nơi hàng ngàn các chiến binh Việt trẻ măng, nằm điều trị tạm thời các vết thương do mìn sát thương cắt ngang ống chân khi họ mới 18, 19 tuổi. Sự đau đớn trên gương mặt họ là có thật nhưng niềm tự hào vì đã góp một phần máu xương giúp bạn cũng là rất thật.

Vài chục năm xa, Phnompenh giờ chắc khác xưa nhiều lắm. Khách du lịch đi về ai cũng trầm trồ Phnompenh thanh bình và tráng lệ, mấy ai hay thăm thẳm một thời.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm