| Hotline: 0983.970.780

Cần đẩy mạnh các giải pháp quản lý nguồn thải tại hệ thống Bắc Đuống

Thứ Hai 21/12/2020 , 23:46 (GMT+7)

Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất, định kỳ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn hệ thống Bắc Đuống...

Đây là một trong những giải pháp được Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên hệ thống Bắc Đuống.

Công tác lấy mẫu tại các điểm quan trắc trên hệ thống Bắc Đuống.

Công tác lấy mẫu tại các điểm quan trắc trên hệ thống Bắc Đuống.

Cũng theo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi, cần kiến nghị Bộ NN-PTNT cần có văn bản tới các tỉnh hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) liên tỉnh Bắc Đuống để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục hành chính, đảm bảo các yêu cầu về  môi trường trong hoạt động sản xuất.

Cùng đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Sở NN-PTNT với Sở TN-MT, giữa các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) với các cấp ngành địa phương trong công tác quản lý nguồn thải và cấp phép xả thải vào CTTL. Bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị quản lý, KTCTTL để thực hiện giám sát, quan trắc kiểm soát nguồn thải xả vào CTTL. Hiện tại các đơn vị này đã được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng nước, quản lý nguồn thải vào CTTL tuy nhiên nhân lực nói chung và cán bộ chuyên môn về lĩnh vực này chưa có. Nếu giao nhiệm vụ thì cần thiết phải có kinh phí và cán bộ để triển khai các hoạt động.

Theo ông Trịnh Kiên Trung, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” năm 2020” của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiên quyết đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài.

Yêu cầu các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp có chủ đầu tư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tiến hành xây dựng hệ thống. Đối với các cụm công nghiệp chưa có chủ đầu tư, bên cạnh việc giám sát các doanh nghiệp trong xử lý nước thải, việc nghiên cứu áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các cụm công nghiệp cũng rất cần thiết. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ ít sử dụng nước hoặc tuần hoàn, tái sử dụng nước để hạn chế lượng nước thải phát sinh.

Công tác đo các chỉ tiêu tại điểm quan trắc.

Công tác đo các chỉ tiêu tại điểm quan trắc.

Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ sư tuân thủ của các khu đô thị mới trong việc quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng hệ thống thoát nước mưa và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường; trong đó chú ý cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Đối với các làng nghề, cần huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, ưu tiên các làng nghề phát sinh nhiều nước thải như: chế biến nông sản, thực phẩm; giết mổ gia súc, gia cầm; cơ khí; chế tác vàng bạc; chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giám sát hoạt động xả thải nước thải của các hộ sản xuất quy mô lớn tại các làng nghề và quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để quy tụ các hộ làm nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, xử lý nước thải tập trung.

Đối với các khu vực nông thôn, đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước thải kết hợp với việc cấm nuôi thả cá để tận dụng các ao, hồ công cộng tại các thôn, xóm vào việc điều hòa và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi. Đồng thời hỗ trợ và vận động các hộ gia đình xây dựng các bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải của nhà vệ sinh và chuồng nuôi gia súc.

Còn với các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước cấp cho các ao nuôi cũng như xử lý triệt để nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Ông Trung cho biết thêm, vào thời kỳ mùa khô, mực nước hạ thấp hoặc khi đóng cống Long Tửu và cửa Đặng Xá, nguồn nước sông bị tù đọng và ô nhiễm đạt mức cao nhất cả về nồng độ và diện tích phát tán, nước thải không tiêu thoát lan rộng về phía thượng lưu sông Ngũ Huyện Khê, hiện tượng này cũng gặp ở trạm bơm Trịnh xá khi trạm bơm ngừng hoạt động, nước kênh phần lớn là nước thải chảy vào tạo thành mương chứa nước thải.

Trong khi các nguồn thải chưa được kiểm soát, xử lý, thì việc vận hành hệ thống công trình thủy lợi có tác động không chỉ điều tiết lưu lượng đảm bảo phục vụ tưới tiêu mà còn có tác động đến việc điều hòa, giảm thiểu ô nhiễm nước kênh, sông nếu có được các số liệu quan trắc và dự báo về chất lượng nước.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện nhiệm vụ Giám sát và dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống, phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết và cần được tiếp tục triển khai.

Xem thêm
Hướng dẫn thủ tục thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về thủ tục thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm

HẢI DƯƠNG - Đường 194B qua địa bàn 3 xã: Đức Chính, Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ khi được làm mới, trở thành nỗi 'ám ảnh' với người dân.

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất