| Hotline: 0983.970.780

Cần Giuộc phát triển toàn diện nhờ xây dựng nông thôn mới

Thứ Sáu 18/10/2019 , 22:19 (GMT+7)

Bộ mặt nông thôn Cần Giuộc nay đã thay đổi rõ rệt khi trở thành 1 trong những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Long An với 9/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).  

Chiều 18/10, UBND huyện Cần Giuộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM). 10 năm  trước, với địa hình vùng trũng, vào mùa mưa, ai đến Cần Giuộc cũng vất vả vì đường xá trơn trợt, lầy lội, dù huyện là nơi “chỉ bước một bước” là tới TP.HCM.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM triển khai giai đoạn 2010-2020 đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở Cần Giuộc.

Đến nay, bất cứ ai đến Cần Giuộc cũng cảm nhận sự thay da đổi thịt của huyện từ hệ thống hạ tầng cơ sở với các trục lộ giao thông liên tỉnh, liên xã, liên ấp sạch sẽ, rộng rãi.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc: Người dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới.

10 năm trước, số tiêu chí bình quân của huyện Cần Giuộc chỉ đạt 6,4 tiêu chí/xã; nay số tiêu chí đạt bình quân là 16,63 tiêu chí/xã. Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc, cho biết, đạt được thành quả ấy, ngoài sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, sự triển khai tuyên truyền, vận động đồng bộ của cả hệ thông chính trị, mà quan trọng còn ở sự đồng lòng hưởng ứng của các tổ chức đoàn thể chính trị và toàn dân. 

Từ 2011 đến nay, huyện đã được đầu tư 130 tỷ đồng vào hệ thống thuỷ lợi. Đây cũng là yếu tố góp phần thuận lợi cho việc đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của huyện.

Những cánh đồng rau sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ngày càng trở nên phổ biến tại Cần Giuộc.

Ông Thanh nhấn mạnh, huyện Cần Giuộc tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được trong giai đoạn 2010-2020, tiếp tục chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên rau và tôm; đảm bảo thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 2021-2015 tăng 1,3 lần so với 2020.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.