| Hotline: 0983.970.780

Cần khoảng 90.000 lao động khu vực thương mại - dịch vụ

Thứ Sáu 30/06/2023 , 14:25 (GMT+7)

TP.HCM Dự báo nhu cầu lao động trong những tháng cuối năm tại TP.HCM tập trung cao ở khu vực thương mại - dịch vụ với khoảng 90.000 lao động, chiếm 64,57% tổng số nhu cầu.

Tăng hơn 5.000 người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận có 82.589 người lao động nghỉ việc làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, so với cùng kỳ tăng 5.066 người.

Lý giải về nguyên nhân có nhiều người lao động nghỉ việc, ông Lâm cho biết, nguyên nhân chính do doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc. Ngoài ra, còn có nguyên nhân nữa là giữa doanh nghiệp và người lao động tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc doanh nghiệp không tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động.

Để hỗ trợ người lao động trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tăng cường thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động để kết nối với người lao động.

Ông Lâm cho biết thêm, bên cạnh Trung tâm dịch vụ việc làm công lập, thì hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ việc làm (có 130 doanh nghiệp) cũng tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu tìm việc.

Dự báo về nhu cầu lao động trong những tháng cuối năm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM nhận định, nhu cầu lao động vẫn tập trung cao ở khu vực thương mại - dịch vụ (bao gồm thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin - truyền thông...) khoảng 90.000 lao động, chiếm tỉ lệ 64,57% trên tổng số nhu cầu.

Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống đang là một trong những ngành sôi động trở lại. 

Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống đang là một trong những ngành sôi động trở lại. 

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Một trong những giải pháp cần có để giảm tình trạng thất nghiệp chính là dạy nghề, tái đào tạo tay nghề và hỗ trợ hướng nghiệp. Hiện trên địa bàn thành phố có 368 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng quy mô đào tạo khoảng 300.000 người học các trình độ.

Trong năm 2022, đã có 320.716 người tham gia học nghề; tỷ trọng nguồn nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp ở các nhóm ngành, nghề trọng yếu ở các ngành công nghiệp trọng yếu như chế biến lương thực thực phẩm, hóa được - cao su, điện tử, cơ khí chế tạo chiếm 40,65%.

Các ngành dịch vụ chủ yếu như vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, bán buôn, bán lẻ, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống... chiếm 50,06%.

Nhóm nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN (2,13%) và các ngành khác (7,15%). Số lượng người học tốt nghiệp các trình độ ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng 161,21% so với năm 2021 (do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm 2021 số lượng người tuyển sinh, đào tạo thấp hơn năm 2022).

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho rằng, chất lượng nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vị thế với xã hội; kiến thức chuyên môn, trình độ kỹ năng nghề của người học sau tốt nghiệp ngày càng tiệm cận thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

"Các ngành nghề trình độ sơ cấp, đào tạo kỹ năng nghề dưới 3 tháng đáp ứng nhu cầu của người học và doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho thị trường sức lao động của thành phố", ông Lâm thông tin.

Tăng cường định hướng đào tạo nghề cho lao động

Tăng cường định hướng đào tạo nghề cho lao động

Năm 2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 14/02/2023 về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, nhiều giải pháp được thực hiện như công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh; tổ chức các ngày hội tuyển sinh, ngày hội tuyển dụng; tổ chức đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách; yổ chức đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo.

Trong năm 2021 - 2022, các nhóm ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người học tuyển mới (chiếm khoảng 50%: tập trung các ngành kinh doanh tài sản - bất động sản, du lịch, thương mại - quản trị doanh nghiệp),

Còn lại lần lượt là nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm khoảng 40% (cơ khí - ô tô, công nghệ thông tin), các nghề tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN (kế toán - kiểm toán) chiếm khoảng 3% và các nghề khác chiếm 7% (chăm sóc sắc đẹp).

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...