| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: 70.000 người lao động được tư vấn tìm việc làm

Thứ Năm 29/06/2023 , 10:09 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2023, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức 59 phiên, sàn giao dịch việc làm cho gần 70.000 người, hơn 43.200 người có việc làm mới.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM dự và chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm 2023 của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. 

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM dự và chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm 2023 của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. 

80.000 vị trí việc làm mới

Bài liên quan

Tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 ngày 28/6, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 23 doanh nghiệp (DN), trong đó có 14 doanh nghiệp FDI, 8 doanh nghiệp tư nhân và 1 đơn vị sự nghiệp, với số lao động mất việc là 1.137 người/20.405 người (tăng 9 DN so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 1.065 người). Tổng số tiền trợ cấp mất việc cho người lao động là trên 28,515 tỷ đồng theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019.

Trong đó, hai doanh nghiệp cắt, giảm lao động với số lượng lớn là Công ty Dệt kim Đông Minh (giải thể) và Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (sụt giảm đơn hàng gia công xuất khẩu).

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho trên 163.000 lao động (đạt trên 54,3% kế hoạch), trong đó việc làm mới gần 80.000 vị trí (đạt 52,1% kế hoạch). So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,21%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,25%.

6 tháng đầu năm 2023, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo là trên 48.400 người lao động được cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận, nâng tổng số lao động đã qua đào tạo trên 4,37 triệu người, đạt tỉ lệ gần 86%.

Đối với người lao động bị ngừng việc, thất nghiệp, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, thời gian qua, Sở phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để nắm tình hình thông qua các cơ chế kiểm tra giám sát cũng như thông tin của đoàn thể, đặc biệt Liên đoàn Lao động TP.HCM, Liên đoàn địa phương để nắm được tình hình “sức khỏe” DN. Qua đó, tiếp cận làm việc với các DN để nắm những khó khăn của doanh nghiệp.

“Không chỉ công nhân nghỉ việc gặp khó khăn, mà chính các DN cũng đang gặp khó khăn. Khó khăn của doanh nghiệp lan đến khó khăn của người lao động. Vì vậy, Sở đã chỉ đạo để tiếp cận, nắm thông tin của các DN và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho các DN để phục hồi sản xuất vượt qua khó khăn trong thẩm quyền của Sở”, ông Lê Văn Thinh nói.

Người lao động tìm kiếm việc làm mới.

Người lao động tìm kiếm việc làm mới.

Với những DN có trường hợp nghỉ việc, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã chỉ đạo cho Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp cận để nắm số lượng công nhân bị ngừng, bị nghỉ cũng như ngành nghề, công việc, đồng thời liên kết với các DN có nhu cầu tuyển dụng.

“Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là nắm nhu cầu lao động của DN có nhu cầu tuyển và nhu cầu giảm để kết nối nguồn lực lao động, giới thiệu qua các DN có nhu cầu, để người lao động và nhà tuyển dụng gặp gỡ”, ông Thinh nói và cho biết thêm, thực tế trong những tháng đầu năm, khi tình hình kinh tế thế giới tác động đến câu chuyện sản xuất chung, một số DN trên địa bàn của Thành phố phải cắt giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động... đơn cử như Pouyuen Việt Nam. Vì vậy, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM đã thực hiện chỉ đạo này rất nghiêm túc và mang lại những hiệu quả nhất định cho người lao động bước đầu.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng phối hợp với Liên đoàn lao động TP.HCM thực hiện các chính sách chăm lo, hỗ trợ chia sẻ với các trường hợp công nhân khó khăn. Mặt khác, Sở cũng đề nghị các quận, huyện quan tâm hỗ trợ vận động đối với các trường hợp công nhân thuê nhà trên địa bàn để có những chính sách hỗ trợ giảm, miễn tiền thuê nhà cho công nhân để vượt qua những giai đoạn khó khăn như giai đoạn dịch Covid-19.

Đảm bảo công ăn việc làm, đời sống cho người lao động là một trong những nhiệm vụ mà lãnh đạo TP.HCM đặc biệt quan tâm. 

Đảm bảo công ăn việc làm, đời sống cho người lao động là một trong những nhiệm vụ mà lãnh đạo TP.HCM đặc biệt quan tâm. 

59 phiên, sàn giao dịch việc làm

Đến nay, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức 59 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn việc làm cho gần 70.000 người và có hơn 43.200 người nhận việc.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng tiếp nhận gần 59.000 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, 512 quyết định hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp, tiếp nhận 245.414 lượt người lao động đến thông báo tìm kiếm việc làm.

Đánh giá về hoạt động 6 tháng đầu năm, ông Lê Văn Thinh,  Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Sở đã hoàn thành 9/19 nội dung chương trình, kế hoạch trình UBND TP.HCM đạt 47,36%, không có nội dung trễ hạn và 20/23 nội dung chương trình công tác của Sở đạt 86,95%.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, đại diện Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Đơn cử như, công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp còn thấp, mới chỉ đạt 21,11% kế hoạch năm, giảm 1,61% so với cùng kỳ năm 2022. Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo còn thấp, chỉ đạt 41,37% kế hoạch năm, giảm 21,51% so với cùng kỳ năm 2022. Công tác cải cách hành chinh còn chậm so với yêu cầu, bộ phận một cửa cơ quan Sở còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho rằng, để hỗ trợ người lao động tốt hơn, cần có sự chung tay của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, mặt trận đặc biệt là thành phố và Trung ương phải có những chính sách lớn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

“Đó mới là cái gốc của câu chuyện giải quyết chăm lo cho người lao động. Bởi lẽ trong thực tế, nếu kinh tế phát triển, sản xuất tốt thì DN và người lao động tự tìm đến nhau và tự giải quyết được nhu cầu của nhau một cách chính xác và cần thiết.

Còn trách nhiệm của sở, ngành là giám sát mối quan hệ lao động đó để động viên, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện giữa người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật lao động và các chính sách tiền lương, tiền thưởng công bằng, đảm bảo theo cam kết góp phần vào an ninh trật tự của xã hội”, ông Thinh nói.

Dự và phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao những kết quả mà Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã đạt được trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa được như mong đợi. Vì vậy, lãnh đạo Thành phố đề nghị đơn vị tiếp tục phát huy hơn nữa, đặc biệt trong công tác chăm lo, quan tâm, hỗ trợ người lao động và đồng hành cùng các DN trong và ngoài nước trên địa bàn Thành phố, để góp phần vào sự phát triển chung trong thời gian tới.

“Trong 6 tháng đầu năm 2023, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 2.727 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy, tình hình lao động tuy có dấu hiệu từng bước đang phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của tình hình thế giới, dẫn đến một số công ty lớn bị sụt giảm đơn hàng phải cắt giảm một lượng lớn lao động”, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đánh giá.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm