| Hotline: 0983.970.780

Cần nhận thức đúng đắn, không thái quá

Thứ Năm 28/03/2019 , 08:08 (GMT+7)

Ngay từ khi xuất hiện sự sống, trong sự đấu tranh của các loài sinh vật thì bệnh tật đã xuất hiện.

de7f28803705d55b8c14190948869
PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

Đặc biệt là tác động gây bệnh của các loài vi sinh vật tới các động vật bậc cao như con người và các loài động vật khác, chúng đã gây ra những bệnh tật hiểm nghèo tạo ra những nạn dịch thảm khốc và cướp đi nhiều sinh mạng.

Cũng từ đó, con người đã nhận thấy có những bệnh truyền nhiễm chỉ gặp ở một số loài động vật và trong cùng một vụ dịch có thể có cá thể mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ.

Mặt khác, có những bệnh sau khi bị bệnh qua khỏi thì vĩnh viễn không bị mắc lại ví dụ bệnh đậu ở người, tức là con người đã biết tới những gì mà ngày nay chúng ta gọi là miễn dịch.

Một trong những loại miễn dịch được con người nhận biết đó là miễn dịch tự nhiên tuyệt đối hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh tuyệt đối, đó là đặc tính không mắc phải một bệnh hay một số bệnh nào đó do một loại vi khuẩn hay virus nhất định gây ra. Trạng thái miễn dịch này có tính chất bẩm sinh ở các loài động vật mà trong bất cứ điều kiện nào khả năng miễn dịch của cơ thể cũng không bị phá vỡ, thậm chí khi đưa vào cơ thể một lượng lớn mầm bệnh thì cơ thể đó vẫn không mắc bệnh.

Điều này giải thích tại sao có những bệnh chỉ xảy ra ở loài động vật này mà không bao giờ xảy ra ở loài động vật khác, thậm chí chỉ xảy ra ở lứa tuổi này mà không xảy ra ở lứa tuổi khác.

Trong thực tế chúng ta có thể thấy: HIV, giang mai, bệnh phong… chỉ gây bệnh cho người mà không gây bệnh cho bất cứ loài động vật nào khác; bệnh lở mồm long móng chỉ mắc ở động vật móng guốc chẵn như trâu bò, dê cừu hươu nai mà không mắc ở động vật móng guốc đơn như ngựa, lừa, la và cũng không gây bệnh cho người hay gà vịt.

Đối với loài lợn, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho lợn nhưng lại tuyệt đối không gây bệnh cho các loài động vật khác, đó chỉ là những bệnh riêng của loài lợn, có thể kể ra đây một số bệnh đã và đang gây ra những tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi lợn, giết chết nhiều lợn nhưng lại không hề tác động đến sức khỏe con người: Bệnh suyễn lợn, bệnh tụ huyết trùng lợn, bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi…

Hiện nay, nhiều bệnh dịch đang nổ ra ở đàn lợn nuôi trên cả nước như bệnh lở mồm long móng, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi vừa bùng phát, gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi không chỉ ở phương diện: Số lợn mắc bệnh nặng bị tiêu hủy, tốn kém trong chi phí cho việc dập tắt ổ dịch, thì một trong những nguyên nhân làm giá lợn thịt giảm thấp là do người dân chưa nhận thức được đầy đủ về cơ chế lây bệnh của những bệnh truyền nhiễm ở lợn, lo ngại ăn thịt lợn sẽ bị lây bệnh hoặc tác động không lợi đến sức khỏe nên đã tẩy chay thịt lợn trong nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày dù cho là nguồn thịt từ những lợn khỏe mạnh.

Là một nhà khoa học chuyên ngành, tôi thấy người dân cần có nhận thức đúng về vấn đề này, việc có thể tiêu thụ thịt lợn khỏe ngay trong ổ dịch cũng vẫn đảm bảo an toàn. Khi giết mổ lấy thịt làm thực phẩm cần lưu ý phải theo đúng quy định phòng chống dịch, không được giết mổ bừa bãi trong ổ dịch, cùng với đó là chế biến kỹ càng, tiêu thụ tại chỗ chứ không vận chuyển ra ngoài, đồng thời không ăn tái, ăn sống sẽ không có ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy trong những trường hợp cụ thể, cần có những nhận thức đúng đắn, không nên thái quá mà nói không với thịt lợn, một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe!

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Ra mắt bộ giống chè mới và giải pháp canh tác chè bền vững

PHÚ THỌ Bộ giống chè mới và các kỹ thuật canh tác chè đã được giới thiệu tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao' tổ chức sáng 5/11.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.