| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ chi thêm 8 tỷ để khắc phục sạt lở ở sông Ô Môn

Thứ Năm 02/05/2019 , 21:25 (GMT+7)

Ngày 2/5, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã có buổi khảo sát vị trí sạt lở ở khu vực Thới Lợi (phường Thới An, quận Ô Môn), nơi đang triển khai thi công kè chống sạt lở với số vốn 45 tỷ đồng.

Ngày 2/5 ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ làm việc với sở ban ngành để tìm giải pháp khắc phục sạt lở bờ kè tại quận Ô Môn

Công trình trên do Chi cục Thuỷ Lợi TP.Cần Thơ làm chủ đầu tư. Trước đó, vào rạng sáng ngày 24/4, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại khu vực nói trên với chiều dài 60m, ăn sâu vào bờ 5m. Đoạn sạt lở nằm ngay vị trí vừa được thi công đóng khoảng 40 cọc bê tông, chuẩn bị đổ bê tông làm kè. Hậu quả vụ sạt lở làm 11 căn nhà của người dân và trụ điện trung thế kéo qua sông Ô Môn bị ảnh hưởng. Trước đó vào ngày 21/5/2018, tại khu vực này đã xảy ra vụ sạt lở làm 34 căn nhà của người dân bị thiệt hại, buộc phải di dời.

Tại khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn nơi xảy ra sạt lở  11 căn nhà dân xuống sông 

Ông Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó viện trưởng Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam cho biết, qua khảo sát đã tìm ra nguyên nhân ban đầu của vụ sạt lở. Khu vực sạt lở lần này nằm sát với điểm sạt lở xảy ra vào năm ngoái. Vết lở vào tháng 5/2018 đã tạo ra một số vết nứt nội hàm của vùng lân cận.

Ngoài ra, theo ông Hùng, do địa tầng khu vực xảy ra sạt lở là một túi bùn, có nền đất yếu nên dẫn đến xảy ra sạt lở. Trên cơ sở những nhận định về nguyên nhân sạt lở như nêu trên, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam kiến nghị biện pháp xử lý cho đoạn sạt lở sông Ô Môn, đó là tăng kích thước chiều rộng bảng đáy thêm 0,5m, từ 4,5m như thiết kế trước đây lên 5m. Chiều dài cọc đóng tăng thêm 7m, tức từ 23m lên 30m.

Với phương án khắc phục như đề xuất, dự kiến kinh phí dùng để xử lý sạt lở sẽ tăng thêm 8,4 tỷ đồng. Được biết, dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn có tổng vốn đầu tư ban đầu là 45 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 35 tỷ đồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm