| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Chủ động các phương án phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão

Thứ Ba 12/07/2022 , 15:52 (GMT+7)

Cần Thơ Cần Thơ luôn trong tư thế sẵn sàng chủ động trước mọi tình huống, đề phòng hiểm họa thiên tai có thể xảy ra bất thường.

Một vụ sạt lở nhà rơi xuống sông ở khu vực phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Một vụ sạt lở nhà rơi xuống sông ở khu vực phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

TP Cần Thơ xuất hiện nhiều loại hình thiên tai bất thường và không còn theo quy luật các mùa trong năm. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) thành phố nhận định tình hình như trên. Ông đề nghị các Sở ngành, chính quyền địa phương chú trọng xây dựng, tổ chức lực lượng phòng chống thiên tai (PCTT), thường xuyên diễn tập, sẵn sàng ứng phó.

Trước mùa mưa bão năm 2022, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các quận, huyện chủ động thực hiện rà soát, cập nhật phương án ứng phó với thiên tai, nhất là phương án sơ tán dân kịp thời ở mỗi địa phương, trên từng địa bàn, địa hình cụ thể. Làm thế nào đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trước đây TP Cần Thơ được xem là nơi “mưa thuận gió hòa”, ít khi xảy ra bão lớn gây thiệt hại đến đời sống dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu bất thường, thời tiết cực đoan cộng thêm những tác động lên dòng chảy phía thượng nguồn sông Mê Kông, thành phố đang phải gánh chịu nhiều tác động trước các loại hình thiên tai mới.

Hàng năm cuối tháng 5 đầu tháng 6 vào mùa mưa bão liên tiếp đến qua tháng 9. Cùng với tác động lũ đầu nguồn và mùa nước nổi trên hệ thống sông Cửu Long thường xảy ra thiên tai, hậu quả thiệt hại khó lường.

Tại xã Trường Long, huyện Phong Điền xảy ra 1 vụ sét đánh làm 1 người chết, bị thương 1 người. Riêng nạn sạt lở ven sông khiến cư dân địa phương “mất ăn, mất ngủ”. Trên địa bàn thành phố xuất hiện 9 điểm sạt lở bờ sông ở 3 quận Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 3 huyện Thới Lai, Phong Điền, Vĩnh Thạnh.

Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Cần Thơ liên tiếp phát tin báo động 3 loại hình thiên tai xảy ra, gồm: Mưa kèm theo dông lốc, sét đánh và sạt lở bờ sông. Trong đó, có đến 18 đợt mưa kèm theo giông lốc xảy ra ở địa bàn quận Ô Môn và các huyện Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Thiệt hại, làm sập và tốc mái 29 căn nhà ước tính khoảng 570 triệu đồng.

Hậu quả sạt lở đã kéo sập 5 căn nhà rơi mất hoàn toàn xuống sông, 16 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng. Tính tổng chiều dài sạt lở hơn 260m, thiệt hại trên 3,2 tỉ đồng. Đó là phần tổn thất về nhà cửa, vật chất. Nỗi đau để lại còn đau khổ hơn cho các hộ dân đột ngột lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”, gia cảnh túng thiếu không có khả năng xây lại nhà mới, ổn định cuộc sống.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Cần Thơ, mặc dù thành phố đã tích lũy kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp, phương án chủ động trong PCTT, nhưng trong quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện cũng còn bộc lộ một số hạn chế.

Trước tình hình thiên tai, thời tiết diễn biến khó lường, hiện tại một số địa phương còn bị động, nhất là việc bố trí con người và kinh phí ứng phó. Đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCTT-TKCN các cấp còn thiếu, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm và chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, còn gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Mưa lớn, triều cường đường phố TP Cần Thơ thường bị ngập sâu. Ảnh: Hữu Đức.

Mưa lớn, triều cường đường phố TP Cần Thơ thường bị ngập sâu. Ảnh: Hữu Đức.

Hiện nay ở ĐBSCL vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Cần Thơ cho biết đặc biệt chú trọng tổ chức rà soát, cập nhật, bổ sung các phương án PCTT-TKCN phù hợp với đặc thù của địa phương. Qua đó nâng cao năng lực ứng phó tất cả hình thái thiên tai có thể xảy ra.

Bên cạnh đó chính quyền địa phương các cấp tổ chức lực lượng, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả cao nhất. Thường xuyên tổ chức diễn tập các phương án ứng phó các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Tại Diễn đàn Hợp tác Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động, giải quyết thách thức toàn cầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...