| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Sạt lở liên tiếp xảy ra gây họa cho hàng chục hộ dân

Thứ Sáu 04/06/2021 , 17:44 (GMT+7)

Trước hiện tượng thời tiết bất thường, mưa dông, lốc xoáy, sạt lở liên tiếp xảy ra, TP Cần Thơ đã chủ động triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai.

Sạt lở nhà ở ven bờ sông Bến Bạ, thuộc địa bàn quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Ảnh: VT.

Sạt lở nhà ở ven bờ sông Bến Bạ, thuộc địa bàn quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Ảnh: VT.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố xảy ra hai loại thiên tai.

Trong đó, lốc xoáy xảy ra 3 đợt ở 2 huyện Cờ Đỏ, Thới Lai làm sập 3 căn nhà, tốc mái 8 căn nhà, ước thiệt hại khoảng 180 triệu đồng. Riêng sạt lở bờ sông 11 điểm làm sụp mất hoàn toàn 4 căn nhà, 29 căn nhà bị sạt một phần và bị ảnh hưởng. Tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở 282 m với tổng thiệt hại ước khoảng 3,2 tỷ đồng.

Hiện nay vùng ĐBSCL đang bước vào mùa mưa bão, để chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Cần Thơ, cho biết đã triển khai nhiều giải pháp dự báo, đề phòng, ứng cứu theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Bên cạnh đó, để chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông các cơ quan chuyên trách đã kiểm tra, khảo sát các điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Từ đầu năm đến nay thành phố đã bố trí nguồn kinh phí 321 triệu đồng từ Quỹ PCTT hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khắc phục thiệt hại.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.