| Hotline: 0983.970.780

Cảng Quy Nhơn trước thềm chuyển giao, người lao động còn nhiều băn khoăn

Thứ Tư 08/05/2019 , 09:25 (GMT+7)

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc chuyển giao Cảng Quy Nhơn (Bình Định) từ Cty Đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (Cty Hợp Thành) về Vinalines, các bên đã có nhiều cuộc thương thảo để tiến trình chuyển giao vừa nhanh vừa đảm bảo quyền lợi của các bên. Trong quá trình chuyển giao, người lao động đang làm việc tại cảng đứng ngồi không yên, bởi lo cho công việc của mình không biết có còn ổn định?

Việc chuyển giao không ảnh hưởng tới hoạt động của cảng

Để hoàn thành việc chuyển giao Cảng Quy Nhơn từ Cty Hợp Thành về Vinalines, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ nêu tại Kết luận thanh tra số 1566/KL-TTCP ngày 17/9/2018 về Cty CP Cảng Quy Nhơn. Việc các bên hoàn trả tiền cho nhau, tài sản, cổ phần phải theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và các bên có liên quan.

Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hướng dẫn Vinalines khẩn trương thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần đã chuyển nhượng cho Cty Hợp Thành theo Kết luận thanh tra. Việc xác định các khoản đầu tư, chi phí hợp lệ mà Cty Hợp Thành đã bỏ ra kể từ khi nhận chuyển nhượng đến khi hoàn trả lại 75,01% cổ phần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.                         

Thực hiện chỉ đạo trên, các bên đã tiến hành đàm phán trên tinh thần cầu thị và bảo đảm lợi ích các bên. Đại diện Cty Hợp Thành cho biết, hoàn toàn hợp tác với Vinalines và đang cùng nhau tính toán các hạng mục đã đầu tư một cách khách quan. Dù thời gian bàn giao đã đến gần, nhưng lãnh đạo Cty CP Cảng Quy Nhơn vẫn quán triệt toàn thể bộ cán bộ, công nhân cảng phải giữ nghiêm kỷ luật lao động, làm việc với tinh thần cao nhất để bảo đảm hàng hóa thông suốt và hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Cảng Quy Nhơn đón tấn hàng thứ 8 triệu vào tháng 12/2018

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc thường trực Cty CP Cảng Quy Nhơn, người gắn bó với cảng hàng chục năm và cũng là Tổng Giám đốc cảng qua 2 thời kỳ, từ Vinalines sang Cty Hợp Thành, cho biết: “Dù làm việc với cương vị nào, cho Vinalines hay cho Cty Hợp Thành, tôi đều làm hết trách nhiệm và tình yêu với Cảng Quy Nhơn. Công bằng mà nói, nhà đầu tư đã làm hết mình vì cảng, đã đầu tư những khoản tiền lớn để nâng cao năng lực của cảng. Nếu không có đầu tư, Cảng Quy Nhơn không thể đón mốc 8 triệu tấn hàng vào cuối năm 2018. Ngay cả khi các bên đang chốt phương án chuyển giao, lãnh đạo Cty Hợp Thành vẫn chỉ đạo phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra”.

Không ngừng lớn mạnh

Năm 2018, Cảng Quy Nhơn đã xác lập kỷ lục về sản lượng hàng thông quan tính đến cuối năm ước đạt khoảng 8,2 - 8,3 triệu tấn; tổng doanh thu trong năm 2018 đạt trên 705 tỷ đồng, tăng 13,7% so kế hoạch và tăng 28% so năm 2017; lợi nhuận trước thuế đạt 116,5 tỷ đồng, tăng 6% so kế hoạch và tăng 24,2% so với năm 2017; nộp ngân sách đạt 53,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so kế hoạch và tăng 20% so với năm 2017; thu nhập bình quân người lao động đạt 14,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, Cảng Quy Nhơn đã thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm cho người lao động, đồng thời chi mỗi năm khoảng 2,5 tỷ đồng cho công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động vì cộng đồng.

Việc xác định giá trị Cảng Quy Nhơn để chuyển giao từ Cty Hợp Thành về Vinalines đang được đề nghị dựa trên 4 cơ sở: Thứ nhất là giá mua cổ phần Cty Hợp Thành đã thanh toán cho Vinalines để nhận chuyển nhượng 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn (hơn 415 tỷ đồng); hai là giá trị tài sản gia tăng của Cảng Quy Nhơn trong giai đoạn Cty Hợp Thành tham gia quản lý điều hành; ba là chi phí cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp cùng ngành cảng biển; bốn là giá trị đầu tư công sức, chất xám, trí tuệ trong giai đoạn quản lý, điều hành để nâng cao năng suất, doanh thu, lợi nhuận cho Cảng Quy Nhơn và mức tổn thất của nhà đầu tư trong lợi nhuận kế hoạch tương lai đã xác định trong phương án kinh doanh mất đi khi thực hiện thoái 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn”.

Trước khi cổ phần hóa, giai đoạn 2010 – 2013, doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của Cảng Quy Nhơn đạt bình quân 379 tỉ đồng/năm, đến giai đoạn 2014 - 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu bình quân đã đạt 519 tỉ đồng/năm. Năm 2015, tại thời điểm Nhà nước thoái hết vốn, con số này còn cao hơn, 526 tỉ đồng, tăng 39% so với trước khi cổ phần hóa. Lợi nhuận bình quân trước thuế tăng 290,9%, từ 20,8 tỉ đồng giai đoạn 2010 - 2013 lên 81 tỉ đồng sau cổ phần hóa và 89 tỉ đồng sau 2015, tăng 330%; nộp ngân sách 38,9 - 41 tỉ đồng/năm, tăng 76 - 83% so với trước cổ phần hóa; thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 204 - 282%.

Trước khi cổ phần hóa, bình quân 1 năm Cảng Quy Nhơn thực hiện 5,45 triệu tấn hàng; sau cổ phần hóa, sản lượng bình quân 7,3 triệu tấn, tăng 34%; khách hàng cũng tăng hơn 30%/năm. Nhiều khách hàng cũ quay trở lại Cảng Quy Nhơn và có không ít doanh nghiệp tên tuổi chọn cảng làm điểm xuất nhập hàng hóa như Tôn Hoa Sen, Ximăng Vissai, Xi măng Hải Vân, Phúc Sơn, Thành Thành Công. Từ năm 2013 trở về trước, cảng xác lập hợp đồng dịch vụ container với 70 doanh nghiệp thì đến năm 2017 con số này đã là 131, và sang năm 2018 đạt gần 150 doanh nghiệp. Từ khi Nhà nước thoái hết vốn, tốc độ tăng tài sản hàng năm còn cao hơn, tới 65%, tức 80 tỉ đồng…

Đặc biệt, thu nhập người lao động tại cảng từ 8,5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2010 tăng lên 12,3 triệu đồng vào năm 2013 và tăng lên 14,3 triệu đồng năm 2017. Đây là động lực để người lao động gắn bó với cảng hơn. Chính vì thế, khi biết thông tin Cảng Quy Nhơn sẽ được chuyển giao lại cho Vinalines, không ít người lao động băn khoăn liệu sau chuyển giao công việc của họ có bị xáo trộn, mức lương có được duy trì, các chế độ ưu đãi có còn không.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm