| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu ở Trường Long Tây

Thứ Ba 28/10/2014 , 08:20 (GMT+7)

Sau 3 năm triển khai xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã đạt 18/19 tiêu chí. 

Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như người dân nơi đây.

TUYÊN TRUYỀN ĐI ĐẦU

Trường Long Tây là xã chuyên sản xuất (SX) nông nghiệp, xuất phát thấp về kinh tế. Từ những khó khăn trên, Đảng bộ, chính quyền tập trung cho công tác vận động, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Với cách làm hay, hiệu quả, đến nay Trường Long Tây đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM.

Qua tuyên truyền, vận động đã tạo được chuyển biến tích cực, ý thức của người dân được nâng lên. Ông Huỳnh Việt Anh ở ấp Trường Thọ A vui vẻ cho biết: “Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, phù hợp góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nên bà con rất nhiệt tình ủng hộ, tham gia đóng góp vì lợi ích chung”.

Đến thời điểm hiện tại, xã Trường Long Tây đã nhựa hóa, bê tông hóa 18km đường đạt chuẩn NTM. Tỉ lệ đường thôn, xóm được cứng hóa 11km. Ngoài ra, tuyến đường nội đồng dài 1,7km ở ấp Trường Phước A, Trường Thọ A được xây dựng thuận tiện cho việc phục vụ đi lại và SX.

Bà Lê Thị Dung ở ấp Trường Phước A phấn khởi cho biết: “Việc đi lại của chúng tôi đã dễ dàng hơn vì không phải đi trên con đường sình lầy vào mùa mưa như trước đây. Xe cộ chạy thuận tiện và hàng hóa được vận chuyển dễ dàng”.

Ông Võ Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, cho biết: "Vấn đề vệ sinh môi trường, hàng rào, cây xanh, nhà dân cư, BHYT… do dân thực hiện là chính nên chúng tôi tập trung vào công tác tuyên truyền. Đến thời điểm này, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa đã và đang xây dựng đạt 40 - 45% nên xã sẽ về đích cuối năm nay”.

HIỆU QUẢ CÁNH ĐỒNG MẪU

Phần lớn diện tích trên địa bàn xã là đất trồng lúa nên việc xây dựng cánh đồng mẫu (CĐM) có ý nghĩa rất lớn trong quá trình SX, góp phần xây dựng NTM tại địa phương. Theo đánh giá, CĐM ở xã Trường Long Tây là một trong những CĐM đạt hiệu quả nhất ở Hậu Giang. Qua đó, thúc đẩy xã hoàn thành một số tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM.

Ông Hà Văn Triệu, Tổ trưởng Tổ Kỹ thuật xã Trường Long Tây, cho biết: “Việc SX theo CĐM sẽ làm chi phí đầu tư giảm, năng suất và giá bán tăng nên giúp người dân nâng cao thu nhập. Việc xây dựng CĐM cũng góp phần thúc đẩy xây dựng NTM, hoàn thành các tiêu chí về thủy lợi, giao thông, thu nhập…”.

Theo thống kê, CĐM của xã Trường Long Tây có diện tích 225ha với 194 hộ tự nguyện tham gia và diện tích canh tác sẽ tăng lên 613ha vào năm 2015 tập trung ở ấp Trường Thọ A, Trường Phước A.

Trong quá trình canh tác nông dân được hướng dẫn gieo sạ theo lịch thời vụ, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả, được đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm bơm điện, năng suất và lợi nhuận tăng đáng kể.

Ông Phạm Văn Beo, nông dân canh tác trong CĐM, cho biết: “Mới đầu, tham gia CĐM nông dân ở đây rất lạ lẫm, kể cả xây dựng NTM. Nhưng bắt tay vào xây dựng và tham gia mới thấy bộ mặt nông thôn thay đổi hẳn lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện, lợi nhuận SX nhiều hơn trước đây nên nhân dân ở đây rất đồng tình thực hiện”.

Theo ông Triệu, tham gia CĐM, nông dân được hỗ trợ khoa học kỹ thuật nên nguồn lợi nhuận cao hơn so với SX thông thường từ 8 - 10 triệu đồng. Đó cũng là nhân tố để giảm tỉ lệ hộ nghèo trong xã và tăng thu nhập cho người dân.

Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, xã Trường Long Tây đẩy mạnh chuyển đổi vườn tạp sang trồng dừa xiêm, chanh không hạt với diện tích 24,1ha. Chuyển đổi từ mô hình 3 lúa sang 2 lúa - 1 cá với 20,7ha. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến là việc canh tác lúa giống chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobolGAP với diện tích 10ha.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Trường Long Tây cho hiệu quả tích cực. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 18 triệu đồng/người/năm, đến nay tăng lên trên 25 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm