| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác sinh vật gây hại lúa đông xuân tại ĐBSCL

Thứ Hai 10/02/2025 , 17:40 (GMT+7)

Lúa đông xuân tại ĐBSCL hiện đang giai đoạn đòng - trổ, trổ - chín và một số nơi bị nhiều dịch hại tấn công.

Hiện phần lớn diện tích lúa đông xuân tại Kiên Giang đang trong giai đoạn trổ - chín, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm đối tượng dịch hại và phòng trừ hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện phần lớn diện tích lúa đông xuân tại Kiên Giang đang trong giai đoạn trổ - chín, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm đối tượng dịch hại và phòng trừ hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, tổng diện tích lúa đông xuân 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh đang bị nhiễm sâu, bệnh hại là trên 14.000ha. Các loại dịch hại chủ yếu là đạo ôn lá, lem lép hạt, cháy bìa lá, đạo ông cổ bông, đốm vằn, rầy phấn trắng, rầy nâu, sâu cuốn lá, muỗi hành… Ngoài ra, còn một số đối tượng gây hại khác như chuột cắn phá, sâu đục thân, bệnh vàng lá chín sớm cũng xuất hiện và gây hại ở mức rải rác đến nhẹ.

Hiện nay, thời tiết se lạnh và xuất hiện sương mù dày đặc vào sáng sớm nên tạo điều kiện thuận lợi để một số dịch hại gia tăng. Nhiều nhất là bệnh đạo ôn lá với trên 6.700ha bị nhiễm, trong đó diện tích nhiễm nhẹ hơn 5.670ha (tỷ lệ 5 - 10%), còn lại nhiễm trung bình (tỷ lệ 10 - 20%), cấp bệnh 1 - 5. Bệnh lem lép hạt diện tích bị nhiễm trên 2.300ha (tăng hơn 900ha so với tuần trước), chủ yếu nhiễm nhẹ (tỷ lệ 5 - 10%), cấp bệnh 1 - 5. Bệnh hại chủ yếu xuất hiện trên trà lúa ở các huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Kiên Lương, Giang Thành và TP Rạch Giá.

Vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, nông dân Kiên Giang xuống giống được 280.718ha, hiện lúa chủ yếu ở giai đoạn đòng trổ và chổ - chín. Riêng một số địa phương gieo sạ sớm đến nay đã thu hoạch được trên 12.000ha, năng suất bình quân ước đạt 6,12 tấn/ha.

Nhiều diện tích lúa đông xuân 2024 - 2025 ở ĐBSCL đang bị sinh vật gây hại tấn công, nông dân chủ động sử dụng máy bay phun thuốc phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều diện tích lúa đông xuân 2024 - 2025 ở ĐBSCL đang bị sinh vật gây hại tấn công, nông dân chủ động sử dụng máy bay phun thuốc phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

Tại tỉnh Hậu Giang, diện tích lúa đông xuân 2024 - 2025 đã xuống giống dứt điểm là 73.767ha, lúa chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ - chín.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trổng trọt – BVTV và Kiểm lâm Hậu Giang cho biết, trong tuần đầu tháng 2, toàn tỉnh ghi nhận trên 3.600ha lúa bị nhiễm sinh vật gây hại, trong đó 69ha nhiễm trung bình, còn lại nhiễm nhẹ. Các đối tượng gây hại gồm chuột cắn phá, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, bệnh đen lem lép hạt, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, muỗi hành (sâu năn)… Các đối tượng sinh vật gây hại đều được nông dân phát hiện sớm và chủ động phòng trừ kịp thời, không để ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các trạm trồng trọt – BVTV phối hợp cùng nông dân thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình sinh vật hại, tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời để bảo vệ cây lúa.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.