| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa ứng phó hạn mặn

Thứ Sáu 08/03/2019 , 07:15 (GMT+7)

Năm 2019, dự báo mùa khô khắc nghiệt, tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, các ngành chức năng khuyến cáo bà con hết sức lưu ý trong canh tác để giảm tối đa ảnh hưởng, gây thiệt hại cho cây trồng.

Trong sản xuất lúa, đặc biệt những vùng phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, bà con cần theo sát tình hình diễn biến, dự báo thời tiết. Quá trình chăm sóc, cần tuân thủ tuyệt đối các khâu quản lý nước theo quy trình “1 phải 5 giảm”. Ruộng chỉ cần ngập nước trong giai đoạn lúa non để ém cỏ và trong giai đoạn lúa trỗ để kết hạt tốt. Vào các giai đoạn khác, có thể áp dụng biện pháp tưới “ngập khô xen kẽ”.

Trường hợp ruộng lúa bị khô hạn giữa vụ, để ứng phó, các nhà khoa học khuyến cáo, nông dân cần tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới vào giai đoạn mẫn cảm của cây, đặc biệt là giai đoạn từ 7 - 10 ngày, 18 - 20 ngày và 38 - 42 ngày sau sạ. Có thể áp dụng kỹ thuật tưới khô, ướt xen kẽ. Trường hợp không có nguồn nước ngọt thì có thể sử dụng nguồn nước mặn bị nhiễm nhẹ với 3 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh, dưới 2 phần nghìn đối với các giai đoạn mạ hoặc giai đoạn làm đòng, trỗ. Trường hợp giai đoạn mạ bị hạn nặng thì có thể áp dụng kỹ thuật tưới phun, phun trên bề mặt lượng nước ngọt tiết kiệm nhất có thể.

09-52-55_81_mn_phen_mt

Biện pháp tiết kiệm nước cần được thực hiện trong 3 giai đoạn (trước trỗ, lúa trỗ và sau trỗ). Để theo dõi nước trong ruộng ta có thể sử dụng ống đo nước.

Sau khi gieo hàng cần để ruộng thật ráo, tránh các vũng nước đọng làm chết lúa. Sau khi sạ từ 3 - 5 ngày đưa nước vào ruộng 1 - 3 cm và tiếp tục giữ đến 20 ngày sau sạ (NSS), cho mực nước lên 3 - 5 cm. Giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển và hạn chế sự mọc mầm của cỏ dại.

Sau khi lúa đẻ nhánh kín hàng, 25 - 40 NSS, là giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đẻ nhánh tối đa, chỉ cần ở mức vừa đủ, giữ nước trong ruộng từ bằng mặt đất cho đến thấp hơn mặt đất 15 cm. Khi mực nước xuống thấp hơn mặt đất 15 cm thì mới lấy nước vào ngập tối đa là 5 cm, tiếp tục để nước hạ xuống dưới 15 cm thì mới lấy nước vào tiếp. Đây là biện pháp giúp cây lúa khỏe, ít sâu bệnh, bộ rễ hô hấp tốt, giảm bớt các chất độc trong môi trường ngập nước.

Giai đoạn 40 - 45 NSS cho nước vào 1 - 3 cm để bón phân đón đòng. Khi lúa trỗ lấy nước tối đa không quá 5 cm và giữ nước trong vòng khoảng 10 ngày sau trỗ. Tiếp tục điều tiết ngập khô xen kẽ tương tự giai đoạn 20 - 40 NSS. Tháo nước trước thu hoạch 5 -7 ngày để thúc đẩy quá trình chín và dễ ứng dụng cơ giới hóa vào thu hoạch.

Cần đặc biệt chú ý bón phân hữu cơ trên đất khô hạn, nhất là đất nghèo dinh dưỡng hoặc đất pha cát, cấu trúc đất thô. Thường những cánh đồng ruộng đất cao thì phân hữu cơ, tàn dư thực vật, phân chuồng… có hiệu quả tốt hơn trong việc gia tăng năng suất lúa so với vùng đất thấp ít khô hạn. Tương ứng theo đó là việc dùng ít lượng phân vô cơ hơn so với vùng đất đủ nước tưới, kết hợp với việc sử dụng các giống lúa truyền thống sẽ giúp năng suất lúa ổn định trong vùng khô hạn.

Theo GS.TS. Mai Văn Quyền, thành viên Hội đồng KHKT Công ty CP Phân bón Bình Điền, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để sản xuất lúa trên đất phèn, mặn là sử dụng nước ngọt để ém phèn, rửa phèn và đẩy nồng độ mặn ra khỏi ruộng lúa.

Để tăng tác dụng rửa phèn cần bổ sung thêm phân bón để tăng tác dụng cải tạo đất. Ngoài vôi và lân là sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất, thì hiện nay, sản phẩm phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn phèn với các thành phần chủ yếu là lân, canxi và silic đã cho thấy hiệu quả cao trong việc giúp cây trồng, đặc biệt là cây lúa “giải độc”, ra rễ mạnh, hấp thụ nhanh dưỡng chất, đặc biệt là chắc cây, từ đó chống đổ ngã tốt.

Thực tế trên đồng ruộng, nhiều nông dân canh tác lúa thông minh, cho biết, chỉ với lượng bón lót phân bón Đầu Trâu Mặn phèn từ 100 - 160kg/ha cây lúa phát triển rất tốt, đẻ nhánh mạnh và giảm được tác hại ngộ độc phèn giữa vụ, lúa đạt năng suất rất cao. Vì vậy, với diễn biến phức tạp của thời tiết như hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên sử dụng bón lót để cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu, đảm bảo năng suất.

Nội dung “Canh tác lúa thông minh - ứng phó với tình hình hạn mặn 2019”, cùng với sự tư vấn của GS.TS Mai Văn Quyền sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 10/3/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón theo dõi.

 

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất