| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng chủ động đối phó với mưa lũ và sạt lở đất

Thứ Năm 27/05/2021 , 10:28 (GMT+7)

Tỉnh Cao Bằng triển khai công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai để hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại mưa lũ và sạt lở đất trong năm 2021.

Những năm gần đây, các địa phương đã tích cực rà soát, các gia đình có nguy cơ mất an toàn để xin kinh phí hỗ trợ di dời từ cấp tỉnh. Theo rà soát, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng có gần 600 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí di dời đến nơi ở mới.

Tuy nhiên, nhiều địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên  Bình, Hà Quảng… thì vẫn còn nhiều người dân đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở đất cao sau mưa lũ lớn.

Cao Bằng luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất sau mưa. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cao Bằng luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất sau mưa. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo ông Ban Thanh Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm: Huyện đã có kế hoạch triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN),yêu cầu các cấp, các ngành cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Sẵn sàng di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai.

Huyện Bảo Lâm luôn duy trì đội dân quân tự vệ tại các xã để sẵn sàng ứng cứu trong và sau thiên tai. Thời gian qua, các lực lượng trong huyện đã tổ chức phát quang, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ kênh mương, đường đi; nạo vét, khơi thông dòng chảy nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh nhất. Kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ các cành cây xanh không an toàn.

Mưa lớn ở Cao Bằng khiến bùn đất tràn ngập tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc tháng 6/2020. Ảnh: C.H.

Mưa lớn ở Cao Bằng khiến bùn đất tràn ngập tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc tháng 6/2020. Ảnh: C.H.

Theo số liệu của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cao Bằng, năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 19 đợt thiên tai (3 đợt lở đá; 16 đợt lốc, mưa đá, sét, mưa lớn, lũ quét). Đặc biệt đợt mưa đá ngày 24 - 25/1/2020 gây thiệt hại nặng nề về nhà ở, hoa màu của nhân dân. Thiên tai đã làm làm chết 3 người, bị thương 3 người; 6.404 nhà bị hư hỏng, ảnh hưởng; hơn 750ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị hư hỏng… Tổng giá trị thiệt hại từ các đợt thiên tai khoảng 78,5 tỷ đồng.

Toàn tỉnh Cao Bằng đã huy động lực lượng, vật tư, kinh phí trên 76,5 tỷ đồng, hơn 2.200 ngày công lao động để nhanh chóng khắc phục thiệt hại, tu sửa các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng; di dời nhà ở, giúp nhân dân sửa chữa nhà ở, ổn định sản xuất, đời sống.

Công trình kè chống sói bảo vệ bờ sông Hiến, TP Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Công trình kè chống sói bảo vệ bờ sông Hiến, TP Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Ma Thị Huyền Linh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Cao Bằng cho biết: Để ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh chỉ đạo rà soát kiểm tra, đánh giá thực trạng công trình phòng chống thiên tai và những vùng dân cư có nguy cơ cao về thiên tai; đảm bảo an toàn khu dân cư, các trung tâm kinh tế, chính trị và các công trình trọng điểm.

Bà Linh cũng chia sẻ, để công tác phòng chống thiên tai được hiệu quả nhất chính là phải tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông. Việc hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến tại tỉnh (mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng. Đồng thời, công tác PCTT sẽ có hiệu quả cao nhất là những hoạt động đội xung kích của cấp cơ sở (cấp xã, thôn) để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất