| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng khống chế tốt bệnh viêm da nổi cục

Thứ Ba 05/10/2021 , 23:48 (GMT+7)

Nhờ tập trung tiêm vacxin và triển khai hiệu quả các biện pháp phòng chống, dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò tại tỉnh Cao Bằng đã dần được khống chế.

Tại huyện Nguyên Bình, từ đầu năm đến nay có hơn 200 con trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC). Tập trung tại các xã Minh Tâm, Thành Công, Hoa Thám, Triệu Nguyên… Riêng trong tháng 9, bệnh VDNC có chiều hướng giảm. Cả huyện chỉ có 5 con trâu, bò bị mắc mới.

Một con bò bị mắc bệnh VDNC ở huyện Nguyên Bình. Ảnh: C.H.

Một con bò bị mắc bệnh VDNC ở huyện Nguyên Bình. Ảnh: C.H.

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình thông tin: Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các địa phương có dịch bệnh tuyên truyền người dân cách ly đàn trâu, bò mắc bệnh, nghi nhiễm với những con còn khỏe mạnh để theo dõi và hạn chế lây lan dịch bệnh.

Yêu cầu các xã báo cáo số liệu nhiễm mới hàng ngày để theo dõi và kiểm soát. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vacxin. Đến nay, huyện đã tiêm được hơn 6.000 liều vacxin VDNC trên  tổng số đàn trâu, bò hơn 8.000 con.

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh VDNC đã lây lan ra 759 xóm, phố của 10/10 huyện, thành phố; có hơn 10.000 con trâu, bò bị mắc bệnh; 765 con bị chết. Số trâu, bò mắc bệnh cao nhất là các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hòa An, Hà Quảng…

Trong tháng 9, bệnh VDNC cơ bản được khống chế, không phát sinh ổ dịch mới, chỉ xảy ra lẻ tẻ tại các địa phương với tổng số gia súc mắc bệnh là 65 con trâu, bò; chết 33 con. So với tháng trước, số gia súc mắc bệnh giảm 1.329 con, số chết giảm 190 con.

Ngay từ tháng 5, UBND tỉnh Cao Bằng đã bố trí vacxin để tiêm phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò ở các địa phương để tạo miễn dịch chủ động nhằm bao vây, khống chế các ổ dịch. Sau gần 3 tháng triển khai, đến nay đã tiêm được hơn 60.000 nghìn liều/82.500 liều vacxin theo kế hoạch đăng ký của các địa phương; cấp 10.595 lít hóa chất phun khử trùng tiêu độc; 15.000 lọ hóa chất phun ve, mòng, ruồi, muỗi.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh VDNC tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: C.H.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh VDNC tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: C.H.

Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng cho biết: Bệnh VDNC mấy tháng qua diễn biến phức tạp do thời tiết nắng nóng, vật chủ trung gian truyền bệnh là ve, mòng phát triển mạnh. Công tác tiêm phòng vacxin đã được triển khai nhưng còn chưa kịp thời. Đội ngũ thú y ở nhiều địa phương còn thiếu, kiêm nhiệm nên công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn.

Trong tháng 8 và tháng 9, ngành nông nghiệp tỉnh đã tích cực chỉ đạo các địa phương quyết liệt đẩy nhanh công tác tiêm phòng vacxin VDNC. Nhờ đó, bệnh VDNC đến nay đã cơ bản được khống chế, số con nhiễm mới, bị chết giảm mạnh so với những tháng trước đó, một số huyện đã qua 21 ngày không có ổ dịch mới phát sinh.

Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi thất thường, nóng ẩm, mưa nhiều như hiện nay làm giảm sức đề kháng của vật nuôi và là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh. Do vậy trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục phát sinh là rất cao. Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC...

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.