| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Người dân 'khát' ngay dưới bể nước vừa được đầu tư tiền tỷ

Chủ Nhật 18/08/2019 , 15:56 (GMT+7)

Một công trình nước sạch ngay sau khi xây dựng xong, đưa vào sử dụng đã bộc lộ những hạn chế, không phát huy được hiệu quả.

Công trình cấp nước sinh hoạt cho cụm 3 xóm Luộc Khiếu, Nà Vị, Nà Quản, xã Minh Long được đầu tư xây dựng vào năm 2017, và đến giữa năm 2018 thì hoàn thành, được đưa vào sử dụng.

Công trình do UBND xã Minh Long làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hằng Nga (địa chỉ tại TP. Cao Bằng) là đơn vị thi công với tổng nguồn vốn khoảng 1,5 tỷ đồng.

Theo thiết kế, công trình sau khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho 223 hộ dân của 3 xóm nói trên.

Toàn bộ công trình gồm 3 hạng mục bao gồm: Bể tổng trữ nước đầu nguồn và các bể chứa nước đặt tại 3 xóm, hệ thống ống dẫn nước. Khi mới xây dựng, công trình đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dân, tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng thì lại đạt hiệu quả quá thấp. Chỉ có 23 hộ dân tại xóm Luộc Khiếu thường xuyên có nước để sử dụng, tức chỉ đạt khoảng 10% số gia đình quy mô ban đầu. Nhiều hộ dân (chủ yếu thuộc 2 xóm Nà Vị, Nà Quản) đã có kiến nghị lên cấp trên, nhưng công trình đến nay vẫn chưa được tu sửa.

Bể nước tổng đặt tại xóm Nà Vị có trữ lượng khoảng 50m3 chỉ có nước vào mùa mưa.

Anh Nông Văn Thế, Trưởng xóm Nà Quản, đưa chúng tôi đi xem công trình nước sạch, bức xúc cho biết: Xóm có 101 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu nhưng công trình nước sạch chỉ sử dụng được sau khoảng chục ngày nghiệm thu, sau đó thì nước yếu không chảy về đến 2 bể đặt tại xóm nên các hộ dân không hề được sử dụng nước từ công trình nước sạch này. Các hộ dân vẫn phải sử dụng nước từ giếng khoan hoặc đi gánh tại các mỏ nước quanh xóm.

Ông Nông Văn Đạt, xóm Nà Quản chia sẻ: Lúc mới đưa công trình nước vào sử dụng, các hộ dân hồ hởi lắm nhưng sau chục ngày không thấy nước chảy nữa. Gia đình tôi phải đào giếng khoan để sử dụng vì không thể hàng ngày đi gánh nước tại mỏ về sử dụng được vì quãng đường xa.

Bể nước tại xóm Nà Vị không có nước.

Đến xóm Nà Vị để tìm hiểu về công trình nước sạch, hộ dân nào cũng tỏ vẻ bức xúc với việc công trình nước sạch làm xong nhưng không có nước sử dụng. Bể nước của xóm có dung tích khoảng 5 m3 nhưng luôn trong tình trạng không có nước. 3 vòi nước của bể luôn khô khốc vì lượng chảy vào bể gần như không quá nổi 1/4 bể. Nhiều gia đình đầu tư tiền triệu để mua đường ống dẫn nước từ bể về nhà, giờ bỏ không, như ông Nông Văn Sóng là 1 ví dụ.

Bà Nông Thị Hường, Trưởng xóm Nà Vị, thông tin lý do nước không chảy về bể có thể do thiết kế khi đặt bể nước nhỏ ở vị trí gần như tương đương với độ cao đặt bể tổng, nên dù cho là vào mùa mưa thì bể vẫn không có nước chảy vào được. Các hộ dân bức xúc đã có ý kiến nhiều tại các cuộc tiếp túc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa thấy có phản hồi từ UBND xã.

Người dân lắp vòi nhưng nước chảy rất yếu dù vào mùa mưa.

Trao đổi với PV, một lãnh đạo xã Minh Long thừa nhận công tình này do xã làm chủ đầu tư, làm xong thì không phát huy hiệu quả, nhiều hộ dân không có nước sử dụng. Trụ sở xã nằm tại xóm Nà Quản cũng không có nước chảy, bên đơn vị thi công đã phải đào thêm cho xã 1 giếng khoan để có nước sử dụng.

Một công trình tiền tỷ mang ý nghĩa lớn với đời sống người dân nhưng không hiệu quả, nhiều bể nước bị bỏ hoang vì không có nước cả năm trời. Các cấp, ngành của tỉnh Cao Bằng cần vào cuộc và có biện pháp xử lý, khắc phục, không để tình trạng hàng trăm hộ dân “khát nước” dù sống dưới chân bể nước sạch.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.