| Hotline: 0983.970.780

Xanh lại đất dốc Tây Bắc

Cao su Sơn La: 4 năm, sản lượng mủ tăng hơn 7 lần

Thứ Hai 05/09/2022 , 10:56 (GMT+7)

Năm 2022, dự kiến sản lượng mủ chế biến của Công ty Cao su Sơn La sẽ đạt 10 nghìn tấn, gấp hơn 7 lần so với năm 2019.

Ông Nguyễn Bá Quý (giữa), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La và ông Hoàng Viết Thành (trái), Giám đốc Nhà máy Chế biến cao su Sơn La 28/10 kiểm tra chất lượng cao su. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Bá Quý (giữa), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La và ông Hoàng Viết Thành (trái), Giám đốc Nhà máy Chế biến cao su Sơn La 28/10 kiểm tra chất lượng cao su. Ảnh: Bá Thắng. 

Bài liên quan

Đi vào hoạt động từ năm 2018, Nhà máy Chế biến cao su Sơn La 28/10 (Công ty Cổ phần Cao su Sơn La) đã từng bước nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo việc làm cho bà con nơi miền núi Tây Bắc.

Năm 2018, sản lượng của nhà máy khi đi vào vận hành thử nghiệm chỉ đạt gần 170 tấn, đến năm 2019 nhà máy đi vào hoạt động ổn định với hơn 1.300 tấn, năm 2020 đạt hơn 3.100 tấn và năm 2021 đạt hơn 5.120 tấn. Mặc dù công suất của nhà máy là 6.000 tấn/năm nhưng năm 2022, dự kiến nhà máy sẽ chế biến khoảng 10.000 tấn mủ cao su.

Theo ông Hoàng Viết Thành, Giám đốc Nhà máy Chế biến cao su Sơn La 28/10, mủ cao su sau khi khai thác được để đông tự nhiên mà không tác động hóa chất và đưa về nhà máy xử lý. Sau khâu kiểm tra chất lượng, mủ sẽ được đưa vào chế biến theo dây chuyền chế biến mủ SVR10 và SVR20.

“Sản phẩm cao su do nhà máy chế biến đều đạt tiêu chuẩn TCVN: 3769/2016 và TCCS 112:2017. Công ty cũng đã được cấp chứng nhận Vilas từ năm 2020. Năm 2021, Công ty đã được cấp chứng nhận ISO 9001: 2015 và ISO 14001: 2015. Sản phẩm từ mủ SVR10 nằm trong top 20 sản phẩm được người tiêu dùng tin cậy. Sản phẩm hiện được giao dịch và cung cấp cho các công ty có uy tín trong và ngoài nước”, ông Hoàng Viết Thành chia sẻ.

Empty

Sản phẩm cao su do nhà máy chế biến đều đạt tiêu chuẩn TCVN: 3769/2016 và TCCS 112:2017. Ảnh: Bá Thắng.

Theo ông Nguyễn Bá Quý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, thời gian tới, đơn vị sẽ có kế hoạch để đảm bảo Nhà máy chế biến hoạt động hết công suất, đồng thời nâng cao chất lượng chế biến. Đặc biệt, sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) quy định.

Nhà máy cũng sẽ xây dựng kế hoạch chế biến các sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, qua đó không chỉ đảm bảo công tác chế biến mủ cho tỉnh Sơn La mà còn gia công, chế biến cho các đơn vị khác trong khu vực.

Nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng cao su chế biến trong năm 2022, VRG đã yêu cầu các công ty cao su thành viên hoàn thiện, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.

Đồng thời, các đơn vị cần rà soát quy chế quản lý, bổ sung yêu cầu đảm bảo kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, thành phẩm, lưu trữ, xuất kho và đảm bảo chất lượng đến khách hàng.

Ngoài ra, các công ty cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu cao su thu mua nhằm bảo vệ uy tín chất lượng của đơn vị và thương hiệu cao su của Tập đoàn.

Empty

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam yêu cầu các công ty cao su thành viên hoàn thiện, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng. Ảnh: Bá Thắng.

Tập đoàn cũng yêu cầu xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2015, ISO/IEC 17025:2017. Cụ thể, đối với sản phẩm cao su ly tâm, cần quản lý chất lượng sản phẩm cao su ly tâm cô đặc đạt tiêu chuẩn TCCS 114:2020, TCVN 6314:2013 và yêu cầu chất lượng từ khách hàng; có giải pháp quy hoạch, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cao su thu mua, bổ sung nguồn nguyên liệu sản xuất cao su ly tâm.

Đối với sản phẩm cao su RSS, cần tiếp tục cải thiện chất lượng ngoại quan mủ tờ, hình thức đóng gói; lấy mẫu, kiểm phẩm đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý, hóa lý theo yêu cầu của Tập đoàn; đánh giá, cải thiện chất lượng đảm bảo sản phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng cao su thương hiệu VRG và tiêu chuẩn TCCS 104:2017.

Đối với sản phẩm cao su cốm (SVR, CSR), cần tăng cường kiểm soát chất lượng ngoại quan sản phẩm; lấy mẫu, kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm chế biến đúng quy định; quản lý, cải thiện chất lượng sản phẩm theo TCCS 112:2022 đạt hơn 98%.

VRG cũng chỉ đạo các đơn vị cần tăng tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao su thương hiệu VRG, sẵn sàng thực hiện đạt và vượt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cao su thương hiệu VRG năm 2022.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.