| Hotline: 0983.970.780

Cấp bách phòng chống xâm nhập mặn

Thứ Năm 28/01/2016 , 07:15 (GMT+7)

Nước mặn đã xâm nhập sâu trên các sông chính ở ĐBSCL sớm hơn cùng kỳ năm ngoái 2 tháng. Trước tình hình trên, ngày 27/1, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn đã khẩn trương đi khảo sát hạn, mặn tại ĐBSCL.

18-16-04_don-cong-tc-cu-bo
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre

Đi thị sát tại đập tạm ngăn mặn từ sông Bình Chánh theo rạch Châu Bình, công trình bảo vệ hơn 14.000 ha đất nông nghiệp của hai huyện Giồng Trôm và Ba Tri (Bến Tre), ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết: Độ mặn 4%o đã xâm nhập sâu trên các sông chính, cách cửa biển từ 45 - 50km.

Cụ thể, trên sông Cửa Đại độ mặn 6%o đã về tới trạm Giao Hòa, sông Hàm Luông đến trạm Mỹ Hóa, sông Cổ Chiên độ mặn 3,4%o đã về đến xã Nhuận Phú Tân (huyện Mỏ Cày Nam), sông Hàm Luông độ mặn 5%o đã về đến trạm Mỹ Hóa. Độ mặn 1%o đã phủ trùm 140/164 xã, phường, thị trấn tỉnh Bến Tre cách cửa sông từ 50 - 60km.

Các giải pháp cấp bách địa phương đã triển khai là đầu tư khẩn cấp công trình đập ngăn mặn tại xã Châu Bình (Giồng Trồm) để ngăn nước mặn xâm nhập từ sông Bình Chánh theo rạch Châu Bình vào sâu nội đồng bảo vệ hơn 14.000ha đất nông nghiệp hai huyện Giồng Trôm và Ba Tri.

Đầu tư khẩn cấp các điểm cấp nước sinh hoạt tập trung để phục vụ cho 2.000 hộ dân tại các vùng khan hiếm nước ngọt thuộc các xã Thừa Đức, Bình Thắng, Thạnh Phước, Thới Thuận (Bình Đại), xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú).

Ông Lâm cho biết, dự kiến các công trình này sẽ hoàn thành trước Tết. Địa phương cũng đã lập phương án tăng cường đắp đập tạm, bờ bao cục bộ để ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ cư dân.

Tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn, quản lý chặt nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát.

18-16-04_dp-tm
Đập tạm là giải pháp ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Ưu tiên nước phục vụ sinh hoạt, nước uống cho gia súc, cây có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra kênh nội đồng, các cống và bờ bao để kịp thời ứng phó.

Khó khăn của tỉnh Bến Tre hiện tại là phải đối mặt với hạn mặn quá sớm nên không thể vận hành xổ cống, dẫn đến nguồn nước bên trong nội đồng bị ô nhiễm. Đặc biệt, là ô nhiễm nguồn ngước trên sông Ba Lai.

Bên cạnh đó, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn chưa được khép kín đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Qua thống kê bước đầu, xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng đến khoảng 1.330ha lúa ĐX hai huyện Ba Tri và Bình Đại do người dân tự phát xuống giống không theo khuyến cáo của ngành chức năng. Đối với trà lúa này thì có nhiều khả năng sẽ thất thu lớn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Hựu Lập, PCT UBND tỉnh Bến Tre lo lắng: Hạn, mặn năm nay đến sớm hơn cùng kỳ nên tỉnh chỉ đạo quyết liệt phòng chống mặn và chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu để đắp đập tạm khi nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu.

Vào cao điểm mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5, nước ngọt phục vụ sinh hoạt rất khan hiếm và giá 100.000 - 150.000 đồng/m3 là khó tránh. Trước tình hình này, Bến Tre đã chỉ đạo mở vòi tại các trạm cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung để phục vụ cư dân vùng nông thôn khan hiếm nước ngọt.

Tại tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Độ mặn 2%o đã về đến cống Xuân Hòa cách cửa sông 45km và sớm hơn 2 tháng so với cùng kỳ. Hiện tại, mực nước nội đồng trên tuyến kênh trục thấp, kênh dẫn khu vực ngọt hóa Gò Công đã cạn. Các địa phương đã tổ chức 201 điểm bơm chuyền để tưới cho 7.118ha lúa ĐX trong giai đoạn khoảng 40 ngày tuổi.

Qua tính toán của ngành thủy lợi, nhu cầu nước sản xuất khu vực ngọt hóa Gò Công cần 1,9 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, khi mặn về sớm và sâu nên chỉ chủ động lấy được 1,2 triệu m3/ngày.

Mặt khác, xâm nhập mặn sẽ làm cho 200.000 người dân thiếu nước sinh hoạt vào cao điểm. Huyện Tân Phú Đông là địa phương sẽ thiếu nước ngọt trầm trọng và giải pháp sẽ làm là chở 150.000m3 nước từ thượng nguồn về cấp cho dân để sinh hoạt.

Để kịp thời ứng phó với hạn và xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang đề xuất Trung ương hỗ trợ 81.638 tỷ đồng chống hạn, mặn và cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Theo đó, sẽ lắp đặt 15 trạm bơm, đắp 139 đập tạm và tổ chức 132 điểm bơm chuyền ở khu vực ngọt hóa Gò Công; nạo vét 163 tuyến kênh nội đồng trong vùng ngọt hóa Gò Công và vùng dự án Bảo Định bị cạn. Bơm chuyền để chống hạn bảo vệ 12.000ha lúa hè thu 2016 và nạo vét 77 tuyến kênh nội đồng khu vực phía Tây. Bơm bổ sung cấp ngang từ sông vào ao chứa ở huyện Tân Phú Đông.

18-16-04_cong-ngn-mn
Hệ thồng cống ngăn mặn ở Tiền Giang đã đóng kín

Thuê sà lan chuyển nước ngọt từ thượng nguồn vào các ao để cấp cho dân. Lấp tuyến ống tải từ xã Phú Thạnh sang ấp Tân Phú xã Tân Thạnh và tuyến ống chuyển tải phía Nam. Cải tạo công suất hệ thống xử lý các trạm Tân Thới và Thạnh Phú, nạo vét ao lắng Phú Đông.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao kế koạch phòng chống hạn, xâm nhập mặn của hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Đặc biệt, giải pháp đập tạm là một sáng kiến trong việc phòng chống nước mặn xâm nhập nội đồng rất hiệu quả. Trong 2 tháng tới, hạn, xâm nhập mặn diễn biến khá phức tạp vì vậy các địa phương cần tập trung các giải pháp tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để cùng nhau ứng phó. Các địa phương cần bám sát diễn biễn của xâm nhập mặn.

Thứ trưởng lưu ý, trong những ngày nghỉ Tết cần bố trí lực lượng theo dõi diễn biến của xâm nhập mặn để kịp thời ứng phó. Đối với cơ quan thủy văn Trung ương, thủy lợi, quan trắc, bám sát diễn biến của xâm nhập mặn để thông báo cho các địa phương sớm có kế hoạch ứng phó kịp thời trong thời gian tới. Bằng mọi giải pháp đảm bảo năng suất và sản lượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ dưa ngọt giữa những ngày nắng nóng

QUẢNG BÌNH Vụ dưa hấu năm nay nông dân huyện Bố Trạch được mùa, được giá. Mỗi ha dưa cho lãi đến 50 triệu đồng.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm