| Hotline: 0983.970.780

Cắt nguồn lây bệnh khảm lá sắn

Thứ Sáu 19/10/2018 , 13:30 (GMT+7)

Sau khi phát hiện bệnh khảm lá sắn trên diện tích 10ha, tại xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổng điều tra các vùng trồng sắn trên huyện Sông Hinh, Sơn Hòa.

Kết quả cho thấy diện tích sắn bị bệnh lây lan nhanh lên đến 67,4ha, trên giống HLS11.

09-43-11_sn_benh
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra sắn bị bệnh khảm lá ở xã Ea Ly (huyện Sông Hinh)

Tại huyện Sông Hinh, đầu tháng 8 vừa qua phát hiện bệnh khảm lá sắn ở xã Ea Ly trên diện tích 10ha, đến nay lây ra 59,9ha tràn qua các xã Ea Bia, Ea lâm, Đức Bình Tây, Đức Bình Đông và thị trấn Hai Riêng. Còn tại huyện Sơn Hòa, đến cuối tháng 9 phát hiện bệnh trên dện tích 7,5ha, tập trung tại xã Ea Chà Rang, Sơn Phước và Krông Pa. Ông Sô Chinh ở xã Ea Chà Rang cho hay: Tháng trước tôi nghe bệnh khảm lá bên huyện Sông Hinh, lúc đó sắn nhà tôi trồng xong lên cao gang tay người lớn, thời gian sau thấy sắn không phát triển mà cứ lụn dần, ngành chức năng kiểm tra thì 1ha sắn nhà tôi “dính” bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Yên thì hiện nay, một số vùng nông dân đang tồn trữ hom giống để chuẩn bị trồng khi có mưa, do đó bệnh khảm lá sắn có khả năng tiếp tục diễn biến phức tạp.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức tập huấn tại xã EaBar, xã EaLy, thị trấn Hai Riêng cho nông dân các vùng trồng sắn về tác hại và biện pháp quản lý bệnh khảm lá sắn; hướng dẫn cách quản lý cũng như cách tiêu hủy ruộng sắn bị bệnh. Đến nay, ngành chức năng đã tiêu hủy 24ha sắn bị bệnh tại các xã Ea Ly, Ea Bar và thị trấn Hai Riêng.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.