| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện từ trái tim một đại biểu Quốc hội

Thứ Hai 14/06/2021 , 16:23 (GMT+7)

Cuốn sách 'Câu chuyện từ trái tim' của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu được phát hành khi ông vừa tái đắc cử đại biểu Quốc hội khóa 15.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu.

Cuốn sách “Câu chuyện từ trái tim” của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu được phát hành khi ông vừa tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 15. Vì vậy, “Câu chuyện từ trái tim” không chỉ xoay quanh những buồn vui của một bác sĩ chuyên khoa tim mạch mà còn chất chứa suy tư của một Đại biểu Quốc hội.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu là con trai của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ngoài đóng góp cho khoa học, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng từng đảm đương vai trò Đại biểu Quốc hội 3 khóa nên tinh thần ấy được trao truyền sang con trai một cách tự nhiên.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu có chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhưng cộng đồng biết đến ông như một chuyên gia đầu tiên về can thiệp tim bẩm sinh cho trẻ em tại Việt Nam. Trong cuốn sách “Câu chuyện từ trái tim”, Nguyễn Lân Hiếu hé lộ: “Tôi chọn ngành tim mạch, bởi tim mạch là một ngành rất logic. Không có một triệu chứng nào của bệnh về tim mạch mà không giải thích được vì nó liên quan đến huyết động. Bạn hãy tưởng tượng, vòng tuần hoàn nó đẩy như cái bơm mà ở đây quả tim là cái bơm và mạch máu là các đường dẫn nước. Mọi thứ hoạt động và tuân theo nguyên lý về áp lực và động lực của vật lý”.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu và cha - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu và cha - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

“Câu chuyện từ trái tim” là một tập ghi chép giàu tính thời sự nhưng thấu đáo và chân thành, chứa đựng những câu chuyện về bác sĩ cùng những bài phân tích về y tế, giáo dục, môi trường và nhiều vấn đề xã hội dưới lăng kính của một bác sĩ tim mạch đầu ngành kiêm đại biểu Quốc hội.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu tuổi 49 bộc bạch: “Sau hơn hai mươi năm hành nghề với bao thăng trầm, bạn sẽ không còn phân biệt cái được hay mất khi làm bác sĩ nữa. Những niềm vui nho nhỏ khi thành công một ca mổ khó hay chẩn đoán được một bệnh thật hiếm cũng chỉ còn là món gia vị ngon trong cuộc sống bộn bề. Nhưng, những nỗi buồn lại ngày càng hiện hữu. Chúng ta sẽ ít lo hơn về cơm áo gạo tiền, vậy mà những chuyện tưởng chừng rất nhỏ lại làm trái tim già nua rung động. Nghe tin đồng nghiệp bị đánh hay bác sĩ “nhập kho”, ta cũng có thể mất ngủ suốt cả tuần. Sai sót nếu có, dù rất nhỏ cũng không thể được chấp nhận. Bạn chính thức trở thành một ông già khó tính, tóc bạc trắng hai mai”. 

Xen kẽ những bài phân tích thẳng thắn và sắc sảo về các vấn đề xã hội, “Câu chuyện từ trái tim” đưa ra thông điệp sống tử tế, quan tâm, yêu thương con người với một trái tim chân thành. Bởi những gì xuất phát từ trái tim, sẽ chạm đến được trái tim.

Câu chuyện từ trái tim của một bác sĩ vừa tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Câu chuyện từ trái tim của một bác sĩ vừa tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 15.

Tác giả cuốn sách “Câu chuyện từ trái tim” cũng không che giấu sự xót xa khi nhắc đến những nỗi buồn của ngành y như nạn bạo hành nhân viên y tế, tình trạng đào tạo sinh viên Y tràn lan, đồng thời cũng thẳng thắn phê phán thực trạng “dễ dãi và đắt tiền”, lạm dụng chỉ định… của nền y tế nước nhà. Triết lý giáo dục “Không nói dối” của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất trong giai đoạn bản lề hiện nay được ông rút ra từ thực tiễn công tác là một giảng viên của Đại học Y Hà Nội và cũng là trải nghiệm của anh trong cuộc sống, công việc.

Một vị bác sĩ tim mạch hàng đầu vốn chỉ muốn tập trung vào chuyên môn, thậm chí không phải là Đảng viên, lại đột ngột quyết định dấn thân sang chốn nghị trường. Điều gì đã khiến bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu thay đổi?

Cơ duyên ấy đến từ một cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Y tế Myanmar. Vị bộ trưởng đã bày tỏ sự thán phục trước những gì nền y tế Việt Nam đã làm được cho trẻ em: Nhà nước cấp bảo hiểm miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, tay nghề của nhân viên y tế liên tục được trau dồi… và chia sẻ với anh rằng: Chữa được một ca bệnh đã khó, thay đổi được tư duy làm chính sách để giúp cho hàng triệu trẻ em là điều đáng quý vô ngần. Myanmar của ông chưa làm được như Việt Nam bởi ở nước họ nhiều năm liền không có nhà chuyên môn y khoa nào lên tiếng trong Quốc hội.

Những lời tâm sự chân tình này đã khiến bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu quyết định dành quỹ thời gian ít ỏi của mình cho một hoạt động hoàn toàn mới - làm đại biểu Quốc hội - để có thể đóng góp và giúp được nhiều trẻ em hơn.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm