| Hotline: 0983.970.780

Cây dừa nước tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân

Thứ Sáu 05/07/2024 , 07:30 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Trung bình mỗi gia đình có thể có thu nhập 600.000 đồng/ngày từ nghề chẻ dừa nước lấy cơm dừa, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn.

Được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, cánh rừng tràm Mỹ Phước (xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng. Trong đó, cây dừa nước được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn nhờ nghề chẻ dừa nước để bán cơm dừa.

Bà Lê Thị Nga, Tổ trưởng Tổ hợp tác liên kết tiêu thụ dừa nước xã Mỹ Phước cho biết, Tổ hợp tác hiện đã liên kết được 16 chị em phụ nữ phát triển nghề chẻ dừa nước. Việc tham gia tổ hợp tác cũng thúc đẩy đầu ra sản phẩm thuận lợi hơn.

Hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước. Ảnh: Kim Anh.

Hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước. Ảnh: Kim Anh.

Đa phần bà con khai thác dừa nước từ đất nhà hoặc thuê lại từ Lâm trường Mỹ Phước để khai thác với giá 100.000 đồng/công/năm.

Chị Nguyễn Thị Ý, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Phước cho biết, hưởng ứng chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hội viên phụ nữ ấp Phước Trường B đã phát triển nghề chẻ dừa nước.

Trước đây, người dân địa phương chủ yếu khai thác lá dừa nước để chằm lá bán cho các hộ có nhu cầu lợp nhà. Theo xu hướng phát triển của xã hội, nghề chằm lá không còn hút, thị trường bắt đầu thu hẹp dần.

Trong khi đó, tại một số hàng quán nhỏ, người dân địa phương bắt đầu thu hoạch trái dừa nước lấy cơm dừa để bán. Thị trường từ đây dần được mở rộng, việc tiêu thụ thuận lợi hơn, bà con truyền tai nhau phát triển mô hình chẻ dừa nước rất nhiều. Từ những hộ làm nhỏ lẻ ban đầu, hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước đã có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước.

Nhìn thấy được tiềm năng là nguồn nguyên liệu dồi dào, giải quyết được đáng kể việc làm cho lao động địa phương, chính quyền xã Mỹ Phước đã xây dựng mô hình kinh tế tập thể nhằm giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm từ trái dừa nước.

Dừa nước góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Dừa nước góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Trung bình mỗi ngày, mỗi gia đình có thể khai thác và cung cấp cho các đầu mối tiêu thụ khoảng 20kg cơm dừa nước, mang lại nguồn thu nhập khoảng 600.000 đồng.

UBND xã Mỹ Phước đang định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP từ cơm dừa nước. Qua đó giới thiệu dừa nước đi xa hơn, đa dạng hóa sản phẩm như cơm dừa nước đóng lon hoặc sấy dẻo, thay vì tiêu thụ trái tươi như hiện nay.

Bên cạnh đó, xã cũng tranh thủ nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho bà con, đầu tư mua vỏ lãi để vận chuyển dừa nước nhằm gia tăng sản lượng, hỗ trợ nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện

Các trang trại đang chăn nuôi heo gia công cho Japfa, không chỉ yên tâm về con giống, thức ăn chất lượng tốt, mà còn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ công ty.

Thu lợi kép nhờ chăn nuôi gà an toàn sinh học

VĨNH PHÚC Phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học đang giúp người dân trên địa bàn Vĩnh Phúc tiết kiệm được nhiều chi phí phòng trị bệnh, công lao động, gia tăng lợi nhuận…

Hỗ trợ giống ngô, phân NPK cho gần 2.000 gia đình vùng mưa lũ

Khoảng 5,2 tấn ngô giống và 390 tấn phân bón NPK sẽ được gửi tới người dân thuộc tỉnh Yên Bái, Lào Cai trong tuần này để tái thiết sản xuất.

Bước ngoặt công nghệ chế biến giống lúa của Vinaseed Quảng Nam

Với hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại, những sản phẩm của Vinaseed Quảng Nam đảm bảo đạt tiêu chuẩn tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.