Những dự báo của các nhà khoa học trên thế giới đã tính đến kịch bản bi quan là cứ 4 loài động vật thì có 1 loài đối mặt nguy cơ tuyệt chủng.
Khả năng sinh tồn
Julie Gray - nhà sinh vật học phân tử từ Đại học Sheffield (Anh) cười lớn khi được hỏi liệu con người có thể tồn tại giữa xu thế biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra trên diện rộng và ngày một khắc nghiệt. “Tôi không chỉ nghĩ sẽ là con người, mà còn nghĩ là chúng ta sẽ đi khá là sớm”, Julie nói. Theo nhà khoa học nữ này, nếu dù con người có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tuyệt vời, chúng ta cũng có thể không nằm trong số những loài sống sót.
Julie giải thích rằng, khả năng sinh sản của con người kém xa nhiều loài động vật khác, phần lớn là sinh đơn, số ít sinh đôi còn sinh nhiều hơn là chuyện hiếm. Theo quan điểm của Julie, do có đặc điểm tương đồng nền cứ nhìn vào gấu trúc thì chúng ta dễ hình dung. Loài nào có cơ chế sinh sản ra càng nhiều thế hệ sau thì khả năng thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng càng cao.
Một điểm chung trong nhiều báo cáo về đa dạng sinh học công bố gần đây, đó là cứ 4 loài hiện có thì sẽ có 1 loài đối mặt nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân lớn nhất được viện dẫn là biến đổi khí hậu, vốn gây ra nhiệt độ tăng cao, nước biển dâng, các dạng thiên tai khắc nghiệt...
Theo nghiên cứu, một số loài đã rơi vào danh sách xếp hàng chờ điều xấu. Đơn cử như các sinh vật ngoại nhiệt (động vật máu lạnh) vốn thích nghi với sự thay đổi của thời tiết chậm hơn sinh vật hằng nhiệt (động vật máu nóng). Thế nhưng lại có loài ngoại nhiệt “ngoại lệ”, như ếch “bò” châu Mỹ cho thấy chúng tìm kiếm và thích ứng rất tốt với các kiểu môi trường sống khác nhau.
Với thực vật, các loài cây chịu nhiệt hay chịu hạn tốt có khả năng tồn tại cao hơn loài chỉ sinh trưởng ở vùng rừng nhiệt đới. Hay những loài có độ phân tán xa (ví dụ như dừa) nhờ gió hay thủy triều sẽ mạnh mẽ hơn loài dựa vào động vật như kiến (ví dụ cây keo). Loài thực vật có khả năng nở hoa “tùy biến” có thể thích ứng với điều kiện nhiệt độ tăng. Nhà sinh vật học Jen Lau ở Đại học Indiana - Bloomington gợi ý, các loài không phải bản địa có thể có lợi thế và khả năng sinh tồn tốt hơn loài bản địa.
Vùng đệm
Nhận thức chung là biến đổi khí hậu và hệ quả của nó có khả năng tạo ra điều kiện tuyệt chủng cho một nhóm loài động - thực vật nào đấy, nhưng kể cả với loài nguy cấp thì chúng cũng có thể tìm được những vùng an toàn. Jonathon Stillman - nhà hải dương học từ Đại học quốc gia San Francisco (Mỹ) gọi đó là “vùng đệm”. Đó là các vùng biển sâu nơi tồn tại hệ sinh thái thủy nhiệt dạng ống (kênh, khe). “Con người chỉ biết đến sự tồn tại của các vùng này vào năm 1977, ở đó nhiệt năng sản sinh từ long trái đất thay vì mặt trời và ở đó cũng có sẵn môi trường sống không bị tác động bởi sự thay đổi trên bề mặt đại dương”.
Nhà sinh học rừng nhiệt đới làm việc tại Đại học Khoa học sự sống Nauy, tiến sĩ Douglas Sheil đồng tình với ông Stillman. “Dẫn chứng từ việc phát hiện ra một loài cá hang chưa từng được biết đến ở Đức năm 2015”, ông Sheil cho rằng “chắc chắn nhiều loài còn chưa được khoa học ghi nhận”.