| Hotline: 0983.970.780

"Cây ngửi bom" giúp ngăn chặn khủng bố

Thứ Tư 02/02/2011 , 08:44 (GMT+7)

Các nhà khoa học tác động tới cây cối để chúng chuyển từ màu xanh sang màu trắng khi phát hiện TNT trong không khí.

Khi kẻ khủng bố mang bom vào sân bay, một cây gần hắn đột nhiên chuyển từ màu xanh sang màu trắng và tín hiệu cảnh báo được truyền tới các máy bộ đàm của cảnh sát.

Phong lan và một số loại cây khác trong một sân bay. Nếu đây là"cây ngửi bom", chúng sẽ chuyển thành màu trắng khi phát hiện thuốc nổ TNT trong không khí

Đó không phải là một cảnh trong phim viễn tưởng, mà có thể xảy ra ngoài cuộc sống thực. Fox News đưa tin các nhà khoa học của Đại học Colorado, Mỹ tác động tới cây cối để chúng chuyển từ màu xanh sang màu trắng khi phát hiện một lượng nhỏ thuốc nổ TNT trong không khí. Kỹ thuật tạo "cây ngửi bom", được công bố trên tạp chí khoa học PloS One và do Bộ An ninh nội địa Mỹ tài trợ, có thể được ứng dụng tại các phi trường trong vài năm nữa.

“Ý tưởng tạo ra cây có khả năng phát hiện thuốc nổ tới từ thiên nhiên. Cây cối không thể chạy hay lẩn trốn hiểm họa, vì thế chúng tạo ra những hệ thống phức tạp để bảo vệ bản thân”, giáo sư June Medford, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Colorado, phát biểu.

Medford cùng các đồng nghiệp trong khoa Sinh học tìm ra cách tác động tới các hệ thống tự vệ của thực vật để chất diệp lục biến mất khi chúng phát hiện thuốc nổ, khiến toàn bộ cây chuyển từ màu xanh sang màu trắng. Ngoài thuốc nổ thực vật còn phát hiện được một số chất khác.

Hiện tại nghiên cứu đang ở giai đoạn sơ khai nên cây cần tới vài giờ để phát hiện hóa chất, song Medford hy vọng thời gian đó sẽ chỉ còn vài phút trong tương lai. Cây mà họ tạo ra có độ nhạy đối với thuốc nổ gấp 100 lần trở lên so với những con chó nghiệp vụ được đào tạo để tìm bom.

Do những ứng dụng thực tế của “cây ngửi bom”, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tài trợ cho nhóm Medford 7,9 triệu USD trong ba năm để họ tiếp tục nghiên cứu.

“Cây ngửi bom sẽ phát hiện chất nổ và bảo vệ binh sĩ của chúng tôi khỏi những quả bom được kích nổ từ xa”, Linda Chrisey, một chuyên gia thuộc Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, phát biểu.

Mục tiêu xa hơn của Medford và các đồng nghiệp là tác động vào các hệ thống tự vệ của cây để chúng phát hiện cả những chất gây ô nhiễm trong không khí.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm