| Hotline: 0983.970.780

Cây thảo mộc làm thuốc BVTV

Thứ Năm 09/07/2015 , 06:14 (GMT+7)

Khi pha chế và sử dụng các loài thuốc từ cây thảo mộc có thể cho thêm một ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc.

Sử dụng các loài cây thảo mộc có chứa chất độc làm thuốc trừ sâu vừa có tác dụng tiêu diệt sâu hại cây trồng vừa khắc phục được những mặt trái do thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học gây nên.

Phương pháp nhận biết

- Quan sát dịch nhựa của cây: Nếu thấy dịch nhựa cây có mùi nồng, làm cho da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch cây đó có chứa độc tố (như cây ruốc cá, hạt cây củ đậu...).

- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... nói chung là khó ngửi. Ví dụ như lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược...

- Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây (nhện, kiến...), nếu không thấy động vật nhỏ sống quanh cây và lấy cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa độc tố có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).

Phương pháp thu hái

Phương pháp này phụ thuộc vào từng loài cây và các bộ phận có chứa độc tố của cây. Có loài cây chứa chất độc ở rễ như cây ruốc cá, có loài cây chứa độc tố ở hạt như hạt na, hạt cây củ đậu..., có loài cây chứa độc tố ở lá và thân như lá xoan, lá cây thuốc lá thuốc lào...

Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây để thu hái khi các bộ phận của cây có chứa hàm lượng độc tố cao nhất nhằm làm tăng hiệu quả diệt trừ sâu hại.

Phương pháp chế biến

Dùng các biện pháp thủ công mà mọi người có thể áp dụng:

- Ngâm lấy nước: Sau khi thu hái bộ phận của cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ ngâm trong nước sạch (thau, xô, chậu...) sau đó đậy kín lại.

Thời gian ngâm tùy thuộc từng loại cây, thông thường từ 1 - 2 ngày. Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để chất độc thoát ra tan vào nước. Ngâm xong lọc lấy nước để dùng.

- Nấu: Sau khi thu hái bộ phận cây có chứa độc tố cần rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đun sôi từ 1 - 2 giờ. Nấu xong gạn lấy nước, khi phun có thể hòa thêm với nước sạch (tùy theo độ đậm đặc của nước thuốc).

- Ép lấy nước: Thu hái xong rửa sạch bộ phận của cây, thái nhỏ, ngâm vào nước trong từ 5 - 10 phút sau đó say nát và ép lấy nước.

Phương pháp này thích hợp với những loài cây có chứa chất độc trong dịch cây như rễ cây ruốc cá, lá xoan, quả xoan...

Chú ý: Những thuốc được chế biến từ cây thảo mộc không được để lâu sẽ mất tác dụng diệt sâu, vì vậy khi nào cần mới thu hái, chế biến và sử dụng.

Phương pháp sử dụng

Tùy theo đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng cụ thể mà ta sử dụng nồng độ đặc, loãng khác nhau.

Khi pha chế và sử dụng các loài thuốc từ cây thảo mộc có thể cho thêm một ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất