Đặc tính và nhu cầu dinh dưỡng của nhãn, vải
Cây vải có yêu cầu thời tiết chặt chẽ ở miền Bắc, đặc biệt một số vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù nên cây vải là cây đặc sản của miền Bắc. Mặc dù chúng có bộ rễ hoàn chỉnh, phát triển khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất, nhưng bón phân cân đối, hợp lý cho nhãn, vải rất quan trọng và quyết định năng suất, chất lượng quả, kéo dài chu kỳ khai thác.
Nhãn, vải thường có 2 thời kỳ sinh trưởng, phát triển chính:
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (Từ trồng cây con đến 3 năm) cây phát triển thân, cành, tán, nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu là lân (P2O5) phát triển rễ, sau đó là đạm (N) phát triển thân, cành, lá, thử đến là kali (K) lượng ít, cùng các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng.
Thời kỳ cho thu hoạch quả: (thời kỳ kinh doanh) cây có 2 giai đoạn, năng suất chưa ổn định và năng suất ổn định. Giai đoạn năng suất chưa ổn định từ năm thứ 4 đến năm thứ 12 sau trồng, cũng có thể rút ngắn lại nếu canh tác chăm bón tốt cho cây hàng năm giai đoạn này, cây vừa cho quả, vừa phát triển hoàn chỉnh thân, cành, tán, lá. Khi nhãn, vải cho năng suất ổn định tức là cây ngừng phát triển thêm thân, cành, tán. Chúng tập trung vào cho năng suất quả.
Ở thời kỳ kinh doanh nhãn, vải, cho 2 - 3 đợt lộc, trong đó các cành thu quyết định việc ra hoa. Kết quả trong một niên vụ nhãn, vải trải qua các thời kỳ, phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả, nuôi quả đến chín cho thu hoạch, trong đó giai đoạn nuôi quả là cực kỳ quan trọng.
Theo các nghiên cứu nông học ở cây nhãn, vải, nhu cầu các chát dinh dưỡng ở giai đoạn này cao nhất. Sau đậu quả từ 15 - 20 ngày trở đi các bộ phận mô mềm của quả non phát triển mạnh phân hóa các lớp bao quanh tích lũy dinh dưỡng, hình thành hạt non, phát triển lớp cùi tăng kích thước quả, vỏ quả, hình thành gai vỏ và núm hình thành các sợi tơ kết gắn vỏ quả với núm, cành, hạt lớn dần và lớp cùi cũng dày lên khi hạt chuyển màu bắt đầu giảm kích thước hạt, tăng độ dày cùi tích lũy đường tăng lên, đồng thời tích lũy các chất khoáng, vitamin, trong lớp cùi bao bọc xung quanh hạt.
Nhu cầu dinh dưỡng các cây nhãn, vải rất lớn, cũng theo các nghiên cứu: Nhu cầu về đạm (N) giai đoạn này cây cần không nhiều, thấp hơn kali, những cây có bộ lá xanh tốt giảm lượng đạm bón, xếp theo tỷ lệ N < K, trái lại rất cần kali (K) để vận chuyển dinh dưỡng vào quả, tổng hợp đường và khoáng trong quả.
Sau đạm, kali, lân (P2O5) cây cũng cần ít, lân đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh hóa học trong tổng hợp dinh dưỡng trong quả, tuy nhiên các chất nhãn. Cây cũng cần rất nhiều như magie (MgO), do nhu cầu tổng hợp chất cao, bộ lá quang hợp mạnh nên cần nhiều diệp lục tố, magie, lá nhân của diệp lục, cây hút magie nhiều nhất, giai đoạn này sử dụng phân có magie lân tăng năng suất rõ rệt
Canxi (CaO) cũng là dinh dưỡng thiết yếu, canxi tham gia tạo thành các kết dính mô trong quả non, bón phân có canxi, hoặc bón vôi cho cây có lợi cho quả, hạn chế rụng quả khi gặp mưa lớn, hạn chế thối nứt quả.
Đặc biệt, silic (SiO2) giúp cho hình thành lớp cutin dưới mặt lá chống mất nước, tăng sức chịu hạn cho cây, silic còn giúp cho nùm quả chắc, hạn chế rụng quả khi gặp mưa giông và chống sâu đục quả.
Các chất vi lượng Bo (B) và kẽm (Zn) giúp cho quả tích lũy nhiều vi ta min, tạo thành các este thơm mùi đặc trưng các giống, một khi cung cấp đầy đủ đa lượng, trung lượng, vi lượng cân đối cho cây nhãn, vải thì có năng suất chất lượng vượt trội.
Thực tiễn bón phân cung cấp dinh dưỡng cho nhãn, vải giai đoạn nuôi quả
Do nhận thức hạn chế, nhiều nhà vườn chưa được tiếp cận với những loại phân bón đa yếu tố nên thường sử dụng phân đơn hoặc dùng các loại NPK thông thường để bón. Phân bón đơn, hay NPK thông thường chỉ cung cấp cho cây được NPK, thiếu hầu hết các loại chất trung lượng (Vôi, magie, silic…) và vi lượng (Bn, kẽm, đồng, coban…) làm cho màu sắc quả không tươi sáng khi chín, cùi mỏng, vỏ quả dày, dễ rụng non khi gặp mưa, giông, độ ngọt thấp, quả không đồng đều, năng suất hạn chế, chất lượng giảm.
Hướng dẫn bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho nhãn, vải thời kỳ nuôi quả
Khác biệt so với phân đơn, phân NPK thông thường, phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cân đối N-P-N, có đầy đủ chất vôi (Canxi); magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S); cùng 6 loại vi lượng Bo, kẽm, sắt, mangan, sắt, đồng… cung cấp cùng một lúc cho cây nhãn, vải nuôi quả.
Trong những năm gần đây nhà vườn, trồng nhãn, ở Khoái Châu, Tiên Lữ (Hưng Yên), Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La), trồng vải Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương)… Sử dụng các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển năm nào cũng được mùa, chất lượng tốt đặc biệt đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn sản xuất nhãn, vải theo VietGAP, xuất khẩu, xin giới thiệu cách chăm bón một số dòng sản phẩm phân đa yếu tố NPK cho cây nhãn, vải thời gian mang quả.
Bón thúc sau đậu quả cho cây nhãn vải
Sau khi đậu quả chừng 10 - 15 ngày là tiến hành bón thúc ngay (đối với nhãn quả to bằng hạt đậu đen, đối với vải quả bằng ngón tay út), dùng loại phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O =12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và các chất vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Co, tổng dinh dưỡng dễ tiêu thụ đạt trên 61%.
+Lượng bón: Căn cứ vào tuổi cây, mức độ đậu quả, năng suất quả củ vụ trước, độ phì nhiêu của đất và màu sắc, bộ lá để xác định lượng bón cho phù hợp. Đối với nhãn, vải dưới 10 năm tuổi thì lượng bón cho 1 cây như sau:
Nhãn bón từ 1,5 - 3,0kg, vải bón từ 2 - 3 kg, nhãn, vải trên 10 năm tuổi lượng bón: Nhãn bón từ 2,0 - 4kg, vải từ 2 - 4 kg. Cách bón linh hoạt có thể đào các hố nhỏ đường kính 10 - 15cm, sâu 5 -10 cm, hố cách hố 45 - 50cm, từ hình chiếu tán lá trở vào cách gốc 80 - 100 cm, rải phân lấp đất kín phân, tốt nhất bón phân trước khi mưa trước khi có mưa, hoặc bón khi đất còn ẩm, cũng có thể bón phân trực tiếp vào đất trên rạch đã bón phân sau thu hoạch và bón đón hoa, hoặc bón xong tưới nước ngay để phân tan cây hấp thụ dễ dàng.
Bón thúc trước khi thu quả
Trước thu quả khoảng 35 - 45 ngày (đối với nhãn 40 - 45 ngày, vài 30 - 35 ngày) tiến hành bón phân, sử dụng loại phân đa yếu tố NPK 12.7.20 Văn Điển có hàm lượng chất dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2% và các chất vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đạt: 55%.
Lượng bón
Quan sát số quả trên cây để xác định, điều chỉnh lượng bón cho phù hợp, đối với cây dưới 10 năm tuổi. Nhãn bón 2-3 kg/cây, vải bón 2,5 - 3,5 kg/cây, rải phân trực tiếp lên mặt đất từ hình chiếu tán lá trở vào cách gốc 80 - 100cm, sau đó tưới nước, cũng có thể bón phân trước khi mưa để phân tan, cây sử dụng được ngay.
Cây nhãn, vải được bón phân Văn Điển quả lớn đồng đều, ít rụng quả non, quả chín tập trung, vỏ quả màu sáng bóng, không có hiện tượng nứt quả, đặc biệt rất ít sâu đục quả, chất lượng quả được nâng cao, bảo vệ môi trường do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, nông sản dễ tiêu thụ tăng thu nhập cho bà con nông dân, đồng thời cân bằng bổ xung các chất dinh dưỡng, thiếu hụt trong đất, cải tạo độ chua nâng cao màu mỡ đất trồng.