| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc nhãn chín muộn

Thứ Năm 13/08/2015 , 07:20 (GMT+7)

Chăm sóc nhãn chín muộn thời kỳ kinh doanh được chia làm 3 giai đoạn: thu hoạch đến trước khi ra hoa, ra hoa đến đậu quả non và quả non đến thu hoạch

I. Giai đoạn sau thu hoạch đến trước khi ra hoa

1. Cắt tỉa, vệ sinh vườn cây

Đợt 1: Cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, chủ yếu cắt bỏ cành la, cành vượt, cành sâu bệnh, gom rác đốt hoặc chôn, quét vôi gốc, thân, cành chính, dọn vệ sinh xung quanh vườn.

Đợt 2: Tiến hành cắt tỉa các cành lộc thu, trên mỗi cành chỉ để lại 1 - 2 lộc thu to khỏe nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cành mang quả cho năm sau. Nên tiến hành vào những ngày trời nắng, cắt tỉa từ trong tán ra ngoài, cành lớn trước, cành bé sau tạo ra những mảng trống trên tán cây sau khi cắt tỉa, vết cắt ngọt.

2. Bón phân

- Bón phân qua gốc:

+ Sau mỗi vụ cây cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, việc bón phân bổ sung sẽ giúp cây nhanh chóng phục hồi và phát triển. Lượng phân sử dụng như sau: (kg/cây)

                                 Tuổi cây

Phân bón

Cây < 10 năm (kg)

Cây > 10 năm (kg)

Phân bón hoai mục

Phân Lân

Đạm Urê

Kaliclorua

60 - 80

10 - 15

2 - 2,5

1 - 1,5

80 – 100

15 - 20

2 - 3

1,5 – 2

Phương pháp bón: Đào rãnh 30 - 40 cm, vòng quanh tán theo hình chiếu tán lá của cây, trộn đều lượng phân bón rải xung quanh rãnh lấp đất lại và tưới nước giữ ẩm. Với những cây khó đào rãnh có thể tiến hành xới xáo nhẹ quanh tán cây, sau đó hòa phân trong nước phân chuồng hoặc nước lã và tưới đều quanh tán.

- Phun phân qua lá: Trong giai đoạn này tiến hành phun 2 lần cho cây.

+ Lần 1: Khi lộc thu dài khoảng 3 - 5 cm.

+ Lần 2: Khi lộc thu chuyển bánh tẻ.

+ Các loại phân sử dụng: Phân bón lá Thiên Nông, Thiên sinh, Komix, Antonix…. Nồng độ, liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.

3. Biện pháp khống chế cây bật lộc đông

Lộc đông ra làm tiêu hao dinh dưỡng trong cây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ra hoa năm sau của cây. Vì vậy, cần tiến hành khống chế sự phát triển của lộc đông. Khi thấy trên cây lộc đông xuất hiện dài 1 - 2 cm tiến hành một số biện pháp sau:

+ Sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng Ethrel 0,2%, B9 0,3% phun lên cây.

+ Dùng cuốc làm đứt rễ trong khu vực hình chiếu của tán cây, cuốc sâu 20 - 30 cm làm cho các rễ nhỏ đứt hẳn. Sau 2 - 3 tuần lấp đất trở lại như cũ. Biện pháp này chỉ áp dụng trên các cây khỏe.

II. Giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả non

1. Bón phân bổ sung

Trước khi cây ra hoa khoảng 15 ngày cần bón phân bổ sung để tăng khả năng sinh trưởng cho mầm hoa. Lượng phân bón (kg/cây) cho cây khoảng 10 năm tuổi 1,5 - 2,0 kg NPK. Phân được hòa vào nước và tưới đều xung quanh tán cây hoặc rải đều quanh tán sau đó lấp 1 lớp đất mỏng. Tuyệt đối không xới xáo, cuốc trong tán cây làm tổn thương bộ rễ.

2. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng

- Sử dụng Antonic hoặc KPT Thiên Nông phun 2 lần cho cây.

+ Lần 1: Khi mầm hoa mới nhú.

+ Lần 2: Trước khi nở hoa 1 tuần.

Nồng độ theo chỉ dẫn ghi trên bao bì, có thể kết hợp cùng thuốc BVTV.

- Khi cây đậu quả non sử dụng Antonic hoặc KPT Thiên Nông phun 1 lần cho cây với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Lần phun này có tác dụng hạn chế rụng quả sinh lý, ngoài ra có thể sử dụng Fito - một loại phân bón qua lá chứa nhiều vi lượng rất tốt cho cây, giúp hạn chế rụng quả non.

Chú ý: Quá liều lượng có thể gây sốc và rụng quả, không đủ liều lượng sẽ không có tác dụng.

III. Giai đoạn từ quả non đến thu hoạch

1. Bón phân qua rễ

Căn cứ vào độ tuổi và sản lượng quả trên cây mà có mức bón thích hợp. Với cây 10 năm tuổi, năng suất dự kiến thu hoạch 100 kg quả: (0,5 - 0,8) kg đạm + (1,0 - 1,5) kg kali + (0,8 - 1,0) kg lân, bón làm 3 lần:

Lần 1: Khi quả có đường kính 0,3 - 0,4 cm.

Lần 2: Khi quả có đường kính 0,5 - 0,7 cm.

Lần 3: Khi quả có đường kính 1,0 - 1,5 cm.

Phân được trộn đều, hòa tan trong nước tưới xung quanh tán cây. Trong khoảng thời gian giữa 2 lần bón có thể dùng nước phân chuồng ngâm với lân pha loãng theo tỉ lệ 1 nước phân: 5 nước lã tưới quanh gốc cây định kỳ 1 tháng/lần.

2. Phun phân qua lá

Để chống rụng quả, nứt quả và làm tăng mẫu mã quả giai đoạn này cần phun bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cây thông qua các chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá như Fito, Botrac… Nồng độ sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên bao bì. Phun thuốc định kỳ 15 - 20 ngày/lần, trong quá trình phun có thể kết hợp pha cùng thuốc sâu bệnh để giảm công lao động.

Trước khi thu hoạch 1 tháng có thể sử dụng phân bón qua lá siêu kali để phun cho cây 1 - 2 lần giúp mã quả đẹp, quả to và ngọt. Chú ý thời gian cách ly lần phun cuối để tồn dư các chất độc hại dưới ngưỡng cho phép.

3. Một số biện pháp khác

Nếu thời tiết khô hạn nắng nóng 1 - 2 tuần liên tục, cần phải tưới nước cho cây, nước được bơm lên cành lá, thân và tưới xung quanh gốc. Tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi tưới. Nếu mưa to gây ngập úng cục bộ cần khơi rãnh thoát nước, nếu mưa dài ngày cần có biện pháp tiêu nước chủ động.

Khi thu hoạch nên chọn ngày tạnh ráo vào buổi sáng hoặc chiều, không làm cành bị xước, gẫy. Không cắt chụi hết cành lá vì nếu cắt cuống lá quá dài sẽ ảnh hưởng đến mầm ngủ phía dưới chùm quả, giảm khả năng bật lộc cho vụ sau.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.