| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc rau quả bán Tết

Thứ Sáu 30/12/2011 , 10:18 (GMT+7)

(Diễn giả: PGS.TS Trần Thị Ba; PGS.TS Trần Văn Hâu; TS. Nguyễn Văn Hòa; nhà vườn Vũ Văn Năng, HTX VietGAP Vĩnh Thuận, Hậu Giang.)

TIÊN LƯỢNG THỊ TRƯỜNG

Theo các hộ kinh doanh rau quả tại chợ Bà Chiểu (TP HCM), giá trái cây năm nay thất thường, tuy nhiên với các loại trái có giá trị cao thường được tiêu thụ nhiều trong Tết Nguyên đán như xoài cát Hòa Lộc, bưởi, quýt hồng… thì chưa thấy lúc nào giá thấp. Rau cũng là mặt hàng mà mấy chục năm nay luôn có giá cao dịp Tết. Theo lý giải của các tiểu thương, giá trái cây cao vào dịp Tết một mặt do nhu cầu tăng đột biến và mặt khác, chủ yếu là phải cho ra nghịch vụ với chi phí cao. Giá cao và sức mua lớn là động lực chính nhiều nhà vườn ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang sản xuất với lượng hàng hóa lớn. Theo ông Nguyễn Văn Sự, phường Hưng Thịnh, TP Cần Thơ, một nông dân chuyên trồng rau Tết là vụ chính, mỗi năm vụ này cho ông khoản thu nhập khoảng 200 triệu đồng, bằng với tất cả các vụ khác trong năm cộng lại.

Tuy có giá cao nhưng rau quả ngày Tết đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp nên cũng là thách thức không nhỏ với nhà vườn.

DƯA HẤU

Khác với dưa ăn thường ngày, dưa hấu ngày Tết đòi hỏi phải to nhưng phải chưng được lâu và ngon. Hiện nay người trồng dưa đang bón phân “tống” đợt 2 để có quả to. Trước đây do chưa có kiến thức nhà vườn thường lạm dụng phân đạm nên dưa trái lớn nhưng hay bị nứt, chưng mau hỏng. Để khắc phục chỉ cần sử dụng phân bón cân đối và NPK 20.20.15 được dùng phổ biến nhất, với lượng bón 15-20 kg/1.000 m2. Theo ông Võ Văn Năng, chủ nhiệm HTX VietGAP Dưa hấu Vĩnh Thuận, Hậu Giang thì dưa hấu rất kén phân nên phải mua sản phẩm của nhà sản xuất uy tín như Bình Điền, ngoài các nguyên tố đạm, lân, kali, trong sản phẩm của Bình Điền còn có các trung vi lượng nên sẽ đảm bảo chất lượng cho dưa.

Tuy nhiên với dưa hấu thì trước lúc thu hoạch 7-8 ngày phải bón một đợt phân kali, không sử dụng KCL hay KNO3 vì trong KCl có clo thường gây nám, còn trong KNO3 có đạm cũng không thích hợp. Phân sử dụng tốt nhất thời điểm này là phân kali tan (K2SO4), thường hòa nước để tưới gốc với liều lượng 5 kg/1.000 m2. Việc sử dụng các loại phân bón lá có nhiều a xít amin như phân cá, phân trùn cũng có tác dụng nâng chất lượng dưa rõ rệt.

Ngoài ra, muốn dưa hấu có chất lượng cao thì trong khoảng 10 ngày trước thu hoạch cũng nên cắt hắn các chất kích thích sinh trưởng, giảm dần nước đến 5 ngày sau thì ngưng hẳn.

DƯA CẢI

Dưa cải hay những rau ăn lá khác như xà lách, cải xoong, rau muống… là những rau ăn lá nên nhu cầu về đạm cao hơn những rau lấy quả, lấy củ. Tuy nhiên cũng không thể chỉ bón mỗi mình đạm mà phải bón cả đạm, lân và kali, nhưng kali chỉ vào khoảng một nửa so với đạm. Với các loại rau ăn lá thì nguy cơ tồn dư nitrat rất cao nếu sử dụng đạm dư thừa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phân đạm hạt vàng 46A+ Đầu trâu không những tiết kiệm 30% lượng đạm cần bón, mà còn giảm thiểu nguy cơ dư thừa nitrat. Đạm hạt vàng 46A+ cũng có thể hòa vào nước để tưới. Ưu việt của đạm có chứa Agrotain là chúng hòa tan chậm hơn nên không hình thành lượng đạm tự do lớn dễ gây nên hiện tượng dư thừa nitrat trong cây.

THÚC HAY HÃM TRÁI CÂY

Để điều khiển trái cây chín đúng vào những ngày Tết không phải là chuyện quá khó, tuy nhiên do bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên nên có không ít vườn bị sớm quá hoặc vườn bị trễ quá, bởi vậy việc thúc cho cây chín kịp hoặc hãm, kéo dài thời gian chín mà vẫn giữ được chất lượng và mẫu mã, màu sắc là những biện pháp không thể thiếu. Nếu vườn có biểu hiện bị trễ, cần thúc nhanh quá trình chín thì giảm nước và bón thêm phân kali bằng con đường bón gốc hay sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao. Ngược lại với những vườn có biểu hiện sớm thì tăng nước và bón thêm phân NPK 20.20.15.

Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón trong giai đoạn này cần hết sức thận trọng. Với những loại trái thu hái xanh như xoài thì có thể bón NPK, nhưng với những trái cây thu hái chín như cam, quýt, bưởi thì việc bón thêm phân giàu đạm vào lúc này sẽ dẫn tới việc tích nước trong quả làm vị trái cây bị nhạt và không để lâu được, đồng thời cũng không có màu sắc đẹp. Công thức phân NPK thích hợp nhất cho giai đoạn này là NPK 16.16.16 + vi lượng. Cũng nên sử dụng thêm phân bón lá có hàm lượng kali và vi lượng cao như Đầu trâu 009.

Muốn trái cây có màu sắc đẹp tốt nhất là bao trái, nếu không thì phải biết điều chỉnh ánh nắng. Nếu trái cây bị rợp, bị nhiều cành nhánh che khuất thì cũng không thể có màu đẹp. Bởi vậy ngoài việc điều chỉnh nước, tăng cường kali thì còn phải biết giữ trái để có ánh nắng trực tiếp nhiều. Với những chùm có trái sát liền nhau cần dùng miếng bìa cách ly chúng để ngừa sâu đục thân và có màu đồng nhất. Với cây có múi thường bị loét do vi khuẩn, bị ruồi đục trái tấn công và khi buộc phải sử dụng thuốc BVTV thì nên ưu tiên thuốc sinh học. Sử dụng dầu khoáng, dầu tỏi ngoài tác dụng chữa bệnh cho cây thì cũng làm cho trái cây bóng hơn, đẹp hơn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm