| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 26/12/2019 , 09:28 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:28 - 26/12/2019

Chấn chỉnh tiêu cực trên những cung đường

Sau gần một tháng tiến hành thanh tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trung tá Phạm Hải Cảng và Trung tá Phan Cẩm Tú đã có hành vi lạm dụng chức vụ. 

Biếm họa bảo kê xe quá tải.

Theo đó, Trung tá Phạm Hải Cảng - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 2 và Trung tá Phan Cẩm Tú - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 1 đã có hành vi lạm dụng chức vụ trong quá trình xử lý các phương tiện vi phạm.

Cụ thể, Trung tá Phạm Hải Cảng đã gọi điện thoại can thiệp 10 vụ, còn Trung tá Phan Cẩm Tú gọi điện thoại can thiệp 6 vụ. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy lực lượng cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể làm trong sạch đội ngũ để phụng sự xã hội tốt hơn.

Trước đó, hai cán bộ của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đã làm đơn tố cáo cấp trên dùng áp lực để ép cấp dưới thả xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Bằng chứng được nêu ra là hai chiến sĩ này từng nhiều lần dừng, chặn xe quá tải trên quốc lộ 20 để xử lý, nhưng ngay lập tức họ nhận được cuộc gọi từ cấp trên yêu cầu không xử phạt, mà phải cho xe tiếp tục lưu thông. Thậm chí, có lần tài xế vi phạm còn không xuất trình bằng lái xe vì cậy thế lực “chống lưng”!

Kết quả thanh tra sai phạm của Trung tá Phạm Hải Cảng và Trung tá Phan Cẩm Tú, là một nỗ lực đáng hoan nghênh. Công lao đầu tiên thuộc về hai chiến sĩ đã dũng cảm tố cáo cấp trên, công lao thứ hai thuộc về quyết tâm bài trừ tiêu cực của lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai và sự chỉ đạo kịp thời từ Bộ Công an.

Vụ việc đã thêm một lần khẳng định, nếu không đẩy mạnh đấu tranh chống biểu hiện suy thoái từ trong chính nội bộ, thì mãi mãi vẫn tồn tại những vùng cấm khuất tất.

Lâu nay, câu chuyện cảnh sát giao thông tham gia “bảo kê” cho những phương tiện quá tải của các doanh nghiệp, là một tệ nạn gây nhức nhối cộng đồng. Đã có những phương tiện vi phạm được mệnh danh “xe vua” tung hoành và cày nát các cung đường mà không hề sợ hãi bất kỳ sự chế tài hoặc trừng phạt nào.

Điều ấy không chỉ tạo tiền đề cho những vụ tai nạn nguy hiểm, mà còn hủy hoại tài sản chung. Báo chí có lên tiếng thì những hoạt động “bảo kê” chỉ tạm lắng vài ngày, hoặc diễn biến tinh vi hơn.

Rõ ràng, bức màn “mãi lộ” vẫn khép kín và vẫn lùng nhùng, nếu ngành công an không thể hiện quyết tâm loại bỏ những “ung nhọt” trong lực lượng cảnh sát giao thông.

Vì sao tiêu cực của cảnh sát giao thông làm nhiều người lo ngại? Vì cựu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai là ông Huỳnh Tiến Mạnh xuất thân từ lực lượng cảnh sát giao thông và liên tục nhiều năm buông lỏng kỷ cương kỷ luật.

Sau khi ông Huỳnh Tiến Mạnh bị cách chức và Công an tỉnh Đồng Nai có tân giám đốc là đại tá Vũ Hồng Văn (được điều chuyển từ vị trí Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk) thì cục diện thay đổi hoàn toàn. Hành vi sai phạm của Trung tá Phạm Hải Cảng và Trung tá Phan Cẩm Tú ở Đồng Nai bị phanh phui, chính là bài học cho công tác chấn chỉnh tệ nạn “bảo kê” đối với cảnh sát giao thông các địa phương khác.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm