| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi cân bằng- ‘chìa khóa’ nâng cao tính bền vững

Thứ Ba 23/03/2021 , 10:38 (GMT+7)

Muốn chăn nuôi nâng cao tính bền vững, chương trình giống không chỉ tập trung vào khả năng sinh sản của con nái mà còn tính đến tác động môi trường, phúc lợi động vật…

Từ bò sữa đến lợn

Báo cáo khoa học chuyên đề “Lựa chọn khả năng sinh sản ở bò sữa hiện đại – thực trạng và định hướng chọn lọc di truyền” đăng tải trên chuyên san Journal of Dairy Science khái quát, việc mang thai sau khi thụ tinh là định nghĩa cơ bản về khả năng sinh sản trong hầu hết các hệ thống chăn nuôi bò sữa.

Hệ thống dữ liệu nguồn được sử dụng để theo dõi và quản lý môi trường chăn nuôi cân bằng trên bò sữa. Đồ họa: Frontiers

Hệ thống dữ liệu nguồn được sử dụng để theo dõi và quản lý môi trường chăn nuôi cân bằng trên bò sữa. Đồ họa: Frontiers

Theo đó, những con bò có khả năng sinh sản cao sẽ mang thai sớm hơn sau khi đẻ và cần số lần phối giống ít hơn những con khác. Ngoài ra, quá trình mang thai của con nái xảy ra thông qua một loạt các sự kiện riêng lẻ theo trình tự.

Ví dụ, ở bò cái sau sinh, tử cung trở về trạng thái bình thường, chu kỳ động dục được thiết lập lại và khi tinh trùng được phóng vào đường sinh sản và dung nạp, quá trình trứng xảy ra và tiếp theo là sự thụ tinh, hình thành thể vàng và sản sinh  đủ progesterone để duy trì thai kỳ…

Về mặt lý thuyết, mỗi sự kiện riêng lẻ đều có khả năng di truyền và những sự kiện này góp phần chung vào kiểu hình của thai kỳ sau khi thụ tinh. Trong hầu hết các hệ thống chăn nuôi bò sữa, việc chọn lọc di truyền đối với khả năng sinh sản ở bò chủ yếu dựa trên số ngày giảm từ khi đẻ đến khi mang thai.

Các hệ thống chăn nuôi bò sữa khác nhau đối với quản lý sinh sản áp dụng cho bò, có thể ảnh hưởng đến tầm quan trọng tương đối của các thành phần riêng lẻ đối với khả năng sinh sản chung của bò.

Trong một số hệ thống, bò được thụ tinh sau khi phát hiện động dục với sự can thiệp tối thiểu. Trong các hệ thống này, số ngày tử cung mở nắm bắt hiệu quả tổng hợp các thành phần riêng lẻ của khả năng sinh sản.

Đảm bảo năng suất đồng đều của những con bò sữa tương lai trong nhiều hệ thống quản lý sinh sản khác nhau có thể đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về di truyền cơ bản của từng thành phần của khả năng sinh sản.

Theo các nhà khoa học, thực tế đã chứng minh việc chọn lọc bộ gen kết hợp với công nghệ sinh sản tiên tiến đã đẩy nhanh tốc độ tiến bộ di truyền ở bò sữa. Điều này đang tiếp tục thúc đẩy một "cuộc chạy đua vũ trang" về di truyền bò sữa giữa các quốc gia và giữa các công ty cung cấp tinh dịch cho hoạt động thụ tinh nhân tạo. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra các chỉ số của vật nuôi có tỷ suất lớn, khỏe mạnh và năng suất.

Lâu nay các chương trình chăn nuôi luôn xác định, sự thay đổi theo mong muốn trong một quần thể tương xứng với tầm quan trọng của các đặc tính động vật khác nhau.

Đáng chú ý, chọn lọc di truyền ở lợn luôn tập trung vào các đặc điểm quan trọng về kinh tế, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng ở lợn đến khi xuất chuồng hoặc tỷ lệ lợn con sinh ra khỏe mạnh hay độ mắn đẻ của lợn nái- những chỉ số được coi là thành công. Hơn nữa, các chương trình chăn nuôi thương mại phát triển theo thời gian cũng phản ánh nhu cầu và những thay đổi về giá trị tương đối của các tính trạng trong toàn bộ chuỗi giá trị và thị trường thịt lợn.

Cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật

Trong những năm gần đây, việc cải thiện phúc lợi động vật và tính bền vững của ngành chăn nuôi lợn đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của công chúng và các bên liên quan.

Do vậy, các chương trình chọn tạo giống lợn cân bằng hiện đã tích hợp và cải thiện cả các đặc điểm xã hội quan trọng thể hiện đầy đủ sự biến đổi về mặt di truyền. Theo đó, các chương trình chăn nuôi lợn hiện đại này đã và đang góp phần cải thiện phúc lợi động vật và giảm tác động đến môi trường của việc chăn nuôi lợn bằng cách lựa chọn nhiều loại thức ăn chăn nuôi hiệu quả và giúp cho con vật khỏe mạnh hơn.

Các chương trình chăn nuôi cân bằng sẽ góp phần tạo ra các hệ thống chăn nuôi lợn bền vững và linh hoạt hơn. Ảnh: DG

Các chương trình chăn nuôi cân bằng sẽ góp phần tạo ra các hệ thống chăn nuôi lợn bền vững và linh hoạt hơn. Ảnh: DG

Hơn nữa, sự hiểu biết ngày càng cao về nền tảng sinh học của các tính trạng cũng được đưa vào chương trình nhân giống và phát triển công nghệ chăn nuôi, dẫn đến các lựa chọn mới cho các phương pháp tiếp cận chọn lọc vật nuôi.

Hiệu quả chăn nuôi lợn nái có tác động đáng kể đến tính bền vững của sản xuất thịt lợn bằng cách giảm số lượng lợn nái trong đàn và tạo ra nhiều sản lượng hơn trên mỗi con lợn nái.

Việc lựa chọn những động vật khỏe mạnh sẽ vừa góp phần vào chăn nuôi bền vững, đồng thời cải thiện hoạt động phúc lợi động vật bởi những con vật khỏe mạnh được kỳ vọng sẽ phát triển tốt trong các điều kiện môi trường khác nhau do ít bị nhiễm trùng và nhiễm các loại bệnh dịch và cải thiện tuổi thọ.

Theo các chuyên gia chăn nuôi, tuổi thọ của heo nái được định nghĩa gắn liền với năng suất sinh sản suốt vòng đời. Đó cũng là một chỉ số quan trọng giúp cho ngành chăn nuôi heo hiệu quả và có lợi nhuận. Ngoài ra các yếu tố sản xuất cơ bản như tỷ lệ thay thế hàng năm cao từ 40% đến 50%, với tỷ lệ lợn nái chỉ đẻ một hoặc hai lứa  sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm số lượng lợn con trung bình mỗi lứa và tăng số lượng ngày không sinh sản.

Những yếu tố này sẽ tác động bất lợi đến tính bền vững của hoạt động chăn nuôi do chi phí thức ăn và nhân công tăng lên, trong khi sản lượng giảm. Chính vì vậy, việc đưa các đặc điểm về tuổi thọ, sức khỏe của con nái hoặc tính trạng “mắn đẻ, tốt sữa” của nái trong các chương trình chăn nuôi lợn đã được chứng minh là có hiệu quả kinh tế.

Điều đó thể hiện qua tỷ lệ sinh nở, số lượng heo con còn sống, tính đồng đều của lợn con từ khi sinh đến khi cai sữa… dẫn đến việc đưa các ảnh hưởng di truyền của con nái vào chương trình chăn nuôi, qua đó đảm bảo tính bền vững của ngành sản xuất thịt lợn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nền tảng di truyền cho tương tác xã hội ở lợn và các mối liên hệ di truyền của nó với hiệu quả và lợi ích, dẫn đến khả năng bao gồm tương tác xã hội và tương tác hành vi trong các chương trình chăn nuôi.

Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua việc tăng sản lượng đầu ra trong khi giảm thiểu đầu vào. Để đạt được điều đó, cải thiện hiệu quả sử dụng hệ số thức ăn và tốc độ tăng trưởng là trọng tâm của nhiều chương trình chăn nuôi lợn hiện nay cũng như là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Tóm lại, các chương trình chăn nuôi cân bằng đã góp phần vào sự bền vững của sản xuất thịt lợn và chúng có thể cung cấp thêm kiến thức thông qua các đặc điểm phúc lợi và hành vi cũng như sử dụng các công nghệ mới nổi từ chỉnh sửa gen, phân tích bộ gen, công nghệ đo lường và chuyển hóa để đẩy nhanh tiến bộ di truyền đối với các đặc điểm phức tạp cần quan tâm.

(JDS; Pigsites)

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm