| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Lâm Đồng đảm bảo nguồn cung cuối năm

Chủ Nhật 10/10/2021 , 07:00 (GMT+7)

Những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo 9.800 tấn thịt, 32 triệu quả trứng gia cầm và 8.500 lít sữa tươi thị trường...

Không thiếu nguồn cung cuối năm

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi trên địa bàn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và bệnh viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra trên đàn trâu bò.

Dù có những bất lợi, tình hình sản xuất, chăn nuôi của địa phương vẫn được đẩy mạnh, trong đó chất lượng giống được nâng cao với tỷ lệ đàn bò sữa thuần đạt trên 90%, bò lai zebu đạt 76%, heo giống ngoại, giống lai đạt trên 90%.

Lâm Đồng tập trung phát triển chăn nuôi cuối năm, trong đó đàn bò sữa dự kiến đạt 24.931 con vào cuối năm. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng tập trung phát triển chăn nuôi cuối năm, trong đó đàn bò sữa dự kiến đạt 24.931 con vào cuối năm. Ảnh: Minh Hậu.

Để duy trì ổn định sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp tỉnh này và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực chăn nuôi. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi và các văn bản có liên quan đến người chăn nuôi.

Đẩy mạnh công tác dự tính, dự báo về thị trường, xác định nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trên thị trường để có cảnh báo, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Địa phương cũng tập trung phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, kế hoạch, tăng tỷ lệ chăn nuôi quy mô trang trại, có lộ trình để di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng cho hay, dự kiến, đến cuối năm 2021 đàn vật nuôi cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Theo đó, đàn gia súc sẽ ở vào khoảng 556.950 con, trong đó đàn trâu là 13.634 con; bò sữa 24.931 con, bò thịt 74.967; đàn lợn 431.250 con, đàn dê 12.168 con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt 10,5 triệu con con.

Lâm Đồng khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Với số lượng vật nuôi trên, dự kiến sản lượng thịt gia súc gia cầm, trứng và sữa sẽ đảm bảo cung cấp cho thị trường cuối năm 2021.

Cũng theo ông Long, việc chăn nuôi được duy trì sẽ đảm bảo thị trường Tết Nguyên đán khoảng 9.800 tấn thịt các loại, 32 triệu quả trứng gia cầm và 8.500 lít sữa tươi. Nguồn sản phẩm này về cơ bản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong tỉnh và xuất bán ra thị trường các tỉnh khác.

Đẩy mạnh chăn nuôi quy mô công nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi tham gia, mở rộng các chuỗi liên kết nhằm ổn định giá cả và đầu ra cho sản phẩm.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tăng cường phối hợp cùng các địa phương để theo dõi tình hình phát triển sản xuất chăn nuôi và dịch bệnh; thực hiện tăng đàn, tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn cung.

Hiện nay, bệnh VDNC xuất hiện tại một số địa phương của Lâm Đồng. Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với các địa phương nhằm theo dõi, giám sát để xử lý nhanh, khống chế các ổ dịch để ổn định tình hình chăn nuôi.

“Công tác phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được đẩy mạnh. Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng vacxin định kỳ đợt 2/2021 cho gia súc, gia cầm, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% so với diện tiêm; phối hợp tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng chống dịch”, ông Phạm Phi Long cho biết,

Tỉnh Lâm Đồng tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đẩy mạnh chăn nuôi những tháng cuối năm. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đẩy mạnh chăn nuôi những tháng cuối năm. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Sở NNN-PTNT Lâm Đồng, địa phương có khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai rộng, thuận lợi để phát triển chăn nuôi, nhất là phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, chăn nuôi lợn, gia cầm, tằm. 

Tỉnh cũng có điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và TP. HCM.

Do vậy, ngành nông nghiệp đang tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi khép kín, chăn nuôi hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời duy trì chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống theo hướng an toàn sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tập trung chuyển đổi giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao. Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến sữa. Phát triển liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại.

Trong những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục phát triển đàn bò sữa cao sản gắn với liên kết trong thu mua, chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm từ sữa. Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sữa, nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trên địa bàn tỉnh.

Về phần chăn nuôi bò thịt, tỉnh hỗ trợ cải tạo con giống, nâng cao tầm vóc, năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng bò thịt cao sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bò thịt trên địa bàn.

Tỉnh Lâm Đồng cũng thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư dự án nhập ngoại lợn giống bố mẹ để sản xuất heo giống để đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

Lâm Đồngcó diện tích đất tự nhiên rộng, có nhiều tiểu vùng khí hậu mát mẻ, đất đai và nguồn nước phù hợp với phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa HF thuần chủng. Hiện nay, việc chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng và phát triển bền vững.

Chăn nuôi bò thịt dễ phù hợp với hình thức chăn nuôi nông hộ, gia trại, trang trại để tận dụng nguồn lao động, nguồn thức ăn trên đồng ruộng và các phụ phẩm ngành trồng trọt để nâng cao thu nhập.

Xem thêm
Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.