| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Nghệ An vươn tầm từ 'đầu tàu' Tập đoàn TH

Thứ Năm 17/10/2024 , 06:14 (GMT+7)

Không chỉ thu được thành công mỹ mãn từ dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, Tập đoàn TH còn tạo được dấu ấn đậm nét trong liên kết với nông dân.

Đàn bò sữa của Tập đoàn TH được chăm sóc theo quy trình bài bản, hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Việt Khánh.

Đàn bò sữa của Tập đoàn TH được chăm sóc theo quy trình bài bản, hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Việt Khánh.

Tiên phong về công nghệ trong nông nghiệp

Dưới sự tư vấn đầu tư của Ngân hàng TMCP Bắc Á, Dự án được Tập đoàn TH (TH Group) triển khai từ tháng 10/2009 với tổng kinh phí 1,2 tỷ USD.

Cụm trang trại đầu tiên được xây dựng tại thị xã Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với diện tích đất quy hoạch sử dụng 8.100ha, kế đó các trang trại tại Thanh Hóa và Phú Yên đã đi vào vận hành.

Ngoài ra, TH Group đang tiếp tục xây dựng hệ thống trang trại tại Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum, An Giang … tất cả vì mục tiêu cung cấp một lượng lớn sữa tươi sạch, nguyên chất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, ASEAN…

Trang trại chăn nuôi bò sữa TH tại huyện Nghệ An là hình mẫu điển hình. Ảnh: Việt Khánh.

Trang trại chăn nuôi bò sữa TH tại huyện Nghệ An là hình mẫu điển hình. Ảnh: Việt Khánh.

Viên gạch đầu tiên trong chuỗi liên kết là trang trại chăn nuôi bò sữa TH tại huyện Nghĩa Đàn, cùng lúc phụ trách khâu trồng cỏ, nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi nguyên liệu.

Giống nhập về là giống bò HF cao sản thuần chủng, nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ. Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bài bản giúp trang trại thu về thành tựu đáng ngưỡng mộ về sản lượng sữa, đạt năng suất bình quân 36 lít/con/ngày, được đánh giá là cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Tại đây từng cá thể bò sữa đều được gắn chíp và quản lý bằng phần mềm máy tính (quản lý động dục; cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày; phân loại bò, sinh sản; năng suất và chất lượng sữa…); áp dụng hệ thống vắt sữa theo hướng tự động, khép kín nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng sữa ở mức tốt nhất; bò được tắm mát, nghe nhạc.

Từng cá thể bò được gắn chíp để theo dõi diễn biến tình hình chung. Ảnh: Việt Khánh.

Từng cá thể bò được gắn chíp để theo dõi diễn biến tình hình chung. Ảnh: Việt Khánh.

Mắt xích đặc biệt quan trọng khác nữa là nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH với hệ thống dây chuyền, quy chuẩn công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, có nhiệm vụ chế biến, đóng gói các dòng sản phẩm sữa tươi sạch và các sản phẩm làm từ sữa để chuyển tới đơn vị phân phối.

Nhà máy  được xây dựng trên diện tích 5,2ha, khánh thành vào tháng 7/2013, đảm bảo công suất 500 triệu lít/năm (tương đương 1.300 tấn sữa tươi/ngày). Nhà máy có 27 dây chuyền sản xuất tự động hóa, được quản trị bởi công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại hàng đầu thế giới của Simen, Danfoss, công nghệ bơm của Grandfoss…

Các chuyên gia uy tín chung nhận định, sự xuất hiện của TH đã góp phần quan trọng trong lộ trình phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, giúp tăng nhanh tỷ lệ đàn bò sữa của Việt Nam, đồng thời giảm mạnh tỷ lệ sữa nước chế biến từ sữa bột pha lại (từ 92% năm 2008 giảm xuống còn 40% vào năm 2023).

Thương hiệu TH True Milk đã vươn tầm quốc tế. Ảnh: Việt Khánh.

Thương hiệu TH True Milk đã vươn tầm quốc tế. Ảnh: Việt Khánh.

Những con số thống kê cho thấy TH Group đã chuyển mình thần tốc chỉ trong 15 năm ngắn ngủi. Mặc dù đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ nhưng Tập đoàn này “không ngủ quên trên chiến thắng”, ngược lại đang hướng đến những mục tiêu dài hơi hơn nữa.

Nhân đây xin đề cập đến “Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cả nước giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045”, mục tiêu đến năm 2030 nâng quy mô tổng đàn bò sữa lên mức 650.000 - 700.000 con, trong đó khoảng 60% đàn bò sữa được nuôi trong các trang trại quy mô lớn. Đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt từ 1,7 - 1,8 triệu tấn sữa/năm, đến năm 2030 đạt 2,6 triệu tấn sữa/năm.

Trong khi đó, TH hiện có tổng đàn bò sữa tiệm cần 70.000 con, khoảng 45-50% số bò cho sữa thường xuyên. Năng suất sữa bình quân đạt 35 lít/con/ngày vào mùa cao điểm, tương đương 11.000 lít/con/năm.

Với việc đã đưa vào vận hành đồng loạt hệ thống cụm trang trại trải dài rộng khắp cả nước, đồng thời đang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án khác cũng như bắt tay liên kết chặt chẽ cùng hàng triệu nông dân, tập đoàn tự tin góp nhiều công sức nhằm cụ thể hóa mục tiêu của ngành chăn nuôi cả nước.

Dưới góc nhìn của người đứng đầu ngành nông nghiệp Nghệ An, ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định: Các dự án nông nghiệp của Tập đoàn TH đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn tại địa phương, làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trên cùng đơn vị canh tác.

Đánh thức dải đất Phủ Quỳ màu mỡ

Vùng đất Phủ Quỳ ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có nguồn đất đỏ bazan màu mỡ cùng nguồn nước ngọt dồi dào, nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng, lắm lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Một thời gian dài mảnh đất này như chìm trong cơn “ngái ngủ” dài kỳ khi quá trình trồng cây có múi, cây công nghiệp (cam, mía, cà phê, cao su…) không mang lại kết quả như kỳ vọng, nhìn chung chưa khai phá hết thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng.

Dù vậy với sự tham gia, nhập cuộc của Tập đoàn TH thông qua dự án sản xuất theo chuỗi khép kín từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch (gồm vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa và hệ thống phân phối TH True mart) mọi thứ đã đổi khác. Kể từ đây, tư duy và hiệu quả kinh tế có bước chuyển rõ rệt.

Kết tinh thành quả không đến từ khẩu hiệu suông, ngược lại cần sự đan xen, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiếc lược, tiềm lực và tham vọng.

Cần nói thêm, Tập đoàn TH là doanh nghiệp tiên phong khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua hàng loạt công nghệ tiến tiến, hàng đầu thế giới (quản lý đàn bò Afifarm của Afimilk; quản trị thú y của TotallyVETS - New Zealand; phối chế khẩu phần và quản lý thức ăn của Israel (RationAll và One1); lọc nước uống cho bò của Amiad -Israel; xử lý nước thải Aqua - Hà Lan; Công nghệ chế biến phân Compost của SunEarth - Nhật Bản…) tất cả nhằm mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi tại Nghệ An, đặc biệt là dải đất Phủ Quỳ.

Tiềm năng đất đai của dải đất Phủ Quỳ được đánh thức nhờ công nghệ của TH. Ảnh: Việt Khánh.

Tiềm năng đất đai của dải đất Phủ Quỳ được đánh thức nhờ công nghệ của TH. Ảnh: Việt Khánh.

“Với sự góp mặt của Tập đoàn TH, ngành chăn nuôi bò sữa của Nghệ An đã bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Tập đoàn TH tạo ra khác biệt khi tiên phong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để tự chủ trong nhân giống bò sữa, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển đàn bò sữa của ngành nông nghiệp cả nước và riêng tỉnh Nghệ An. TH mở ra cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao, trực tiếp thay đổi tập quán canh tác có phần lạc hậu trước đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế miền Tây xứ Nghệ”, ông Phùng Thành Vinh nhấn mạnh.

Ngoài bò sữa, Tập đoàn TH thực hiện liên kết chặt chẽ với nông dân trồng mía tại Nghệ An thông qua hỗ trợ nền tảng khoa học kỹ thuật, giống, phân bón... giúo năng suất mía tại địa phương tăng đột biến.

Ông Lô Văn Vinh (bên phải) khẳng định khi liên kết với Nasu người dân trồng mía được hưởng lợi rất nhiều. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Lô Văn Vinh (bên phải) khẳng định khi liên kết với Nasu người dân trồng mía được hưởng lợi rất nhiều. Ảnh: Việt Khánh.

Từ thực tiễn thấy rằng, các dự án nông nghiệp của Tập đoàn TH cùng lúc thỏa mãn được 2 yếu tố mang tính cốt lõi, vừa giải quyết được nhu cầu việc làm cho số đông lao động, lại có đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương.

Xem thêm
Khánh Hòa phát hiện 7 mẫu virus cúm A/H5N1 lưu hành

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phát hiện có 7 mẫu có sự lưu hành virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm bán tại chợ ở thị xã Ninh Hòa và TP. Nha Trang.

Giá cau tươi tăng đột biến, nông dân lãi lớn

QUẢNG NAM Vào thời điểm chính vụ, giá cau tươi tăng cao gấp nhiều lần so với trung bình nhiều năm, các chủ vườn phấn khởi vì vụ cau năm nay thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Đi tìm giống quýt cổ Nam Sơn

Chẳng ai biết quýt cổ với vị chua ngọt và mùi thơm đặc trưng đã có trên đất xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình tự bao giờ…

Bình luận mới nhất